Vì sao bạn cần phải bổ sung sắt?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Theo Lifehack, có thể bạn ngủ ngon, nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và đau ngực hoặc khó thở, có thể bạn đang bị thiếu sắt.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, gần 10% phụ nữ bị thiếu sắt, thậm chí họ cũng không biết mình bị thiếu sắt.

Sắt quan trọng như thế nào với cơ thể

Trong khi hầu hết mọi người không xem sắt như là một chất dinh dưỡng, nó thực sự là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.

Sắt là một thành phần quan trọng của hemoglobin, tế bào hồng cầu mang ôxy đi khắp cơ thể. Nếu hàm lượng sắt thấp, cơ thể bạn sẽ không nhận được lượng ôxy cần thiết để hoạt động, điều này dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi.

Sắt cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp da khỏe mạnh, tóc và móng tay chắc khỏe.

Dấu hiệu thiếu sắt

Ban đầu, các triệu chứng thiếu sắt có thể không biểu hiện rõ ràng khiến bạn không chú ý. Tuy nhiên, khi cơ thể càng ngày càng hết sắt, tình trạng thiếu máu tăng, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng lên.

Một số triệu chứng thiếu sắt thường gặp nhất là:

Mệt mỏi cùng cực

- Da tái xanh, nhợt nhạt

- Yếu đuối

- Khó thở

- Đau, tức ngực

Nhiễm trùng thường xuyên

Đau đầu

- Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng

- Bàn tay và bàn chân lạnh

- Viêm hay đau nhức ở đầu lưỡi

- Móng tay giòn, dễ gãy

- Tim đập nhanh

- Thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng

- Chán ăn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em

- Cảm giác khó chịu hoặc ngứa ran ở chân của bạn (hội chứng chân bồn chồn).

Những lý do để bạn bổ sung sắt ngay lập tức:

1. Bạn bị thiếu máu

Thiếu máu, các cơ quan trong cơ thể sẽ không nhận đủ ôxy được vận chuyển đến để hoạt động bình thường. Tình trạng thiếu máu có thể bắt nguồn từ các căn bệnh ung thư hoặc phụ nữ đang trong chu kỳkinh nguyệt.

Hãy tìm ra nguyên nhân, nhưng điều quan trọng là phải bổ sung sắt ngay cho cơ thể để đảm bảo bạn luôn khỏe mạnh.

2. Bạn đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai cần sắt nhiều hơn so với phụ nữ bình thường. Lượng sắt được khuyến cáo mỗi ngày cho phụ nữ mang thai là 27mg. N

ếu không cung cấp đủ sắt bằng thực phẩm hàng ngày, bạn nên bổ sung bằng thuốc để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển bình thường.

3. Mất máu thường xuyên

Bất cứ ai bị mất máu thường xuyên như đứt tay, hiến máu… sẽ cần bổ sung thêm sắt để bù lại lượng máu đã mất.

4. Bà mẹ đang cho con bú

Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu và rất tốt cho sức khỏe của bé. Và phần lớn các bà mẹ phải có đủ lượng sắt cần thiết để nuôi bé trong 6 tháng đầu.

Vì thế, bạn cần bổ sung sắt để tăng nguồn cung cấp sắt cho con qua sữa mẹ, đặc biệt là nếu bạn sinh con thiếu tháng hoặc không đủ sữa cho con bú.

5. Uống thuốc làm giảm chất sắt

Một số loại thuốc sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nồng độ sắt trong cơ thể của bạn. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn nên nhờ các bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc bổ sung sắt cùng với các loại thuốc đó để đảm bảo bạn không bị thiếu máu do hậu quả của thuốc.

Sắt là yếu tố quan trọng đối với cơ thể

Bổ sung sắt bằng cách tăng cường thực phẩm hàng ngày

Nguồn chất sắt từ thực phẩm

Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung lượng lớn sắt cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất sắt là:

- Thịt đỏ

- Thịt heo

- Thịt gia cầm

Hải sản

- Đậu

- Các loại rau lá xanh đậm như rau bina

- Trái cây sấy khô như nho khô và quả mơ

- Tăng cường chất sắt qua ngũ cốc, bánh mì và mì ống

- Đậu Hà Lan

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG