Vi phạm dạy thêm, học thêm vẫn còn: Bộ GD&ĐT sẽ làm gì?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ GD&ĐT và các cơ quan có thẩm quyền thời gian vừa qua đã phát hiện một số hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của một số cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương và cơ sở giáo dục.

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT về việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.

Vi phạm dạy thêm, học thêm vẫn còn: Bộ GD&ĐT sẽ làm gì? ảnh 1

Theo Bộ GD&ĐT, từ kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ và các cơ quan có thẩm quyền thời gian vừa qua cho thấy, một số cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương và các cơ sở giáo dục chưa kịp thời phát hiện và xử lý triệt để vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm; Chưa tham mưu, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức quản lý, hướng dẫn các cơ sở thực hiện thu — chi, tài trợ, xã hội hóa theo quy định, còn có cơ sở giáo dục thực hiện việc thu – chi sai quy định; tham mưu, triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn chưa đầy đủ, nhất là việc mua sắm trang thiết bị giáo dục và lựa chọn sách giáo khoa; tham mưu, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý chưa đầy đủ; chưa kịp thời tổ chức rà soát, sắp xếp, tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ, viên chức ngành giáo dục tại địa phương nhất là chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Chưa kịp thời chỉ đạo, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, còn để xảy ra tình trạng mất an toàn trường học.

Việc hướng dẫn, quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ chưa bám sát quy định pháp luật; Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ GD&ĐT cho biết một số địa phương, cơ sở giáo dục chưa hoàn thành kế hoạch thanh tra năm học, quy trình cuộc thanh tra chưa đảm bảo, một số cuộc thanh tra không có báo cáo, kết luận, không đôn đốc xử lý sau thanh tra; trình tự giải quyết đơn thư chưa đảm bảo theo quy định, chưa kịp thời, triệt để; nơi tiếp dân chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết theo quy định; chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng quy định về kê khai tài sản, thu nhập, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức...

Trước những bất cập nêu trên, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT tập trung thanh tra, kiểm tra những nội dung như công tác quản lý dạy thêm, học thêm; quản lý văn bằng, chứng chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia.

Việc thực hiện các khoản thu - chi ngoài ngân sách; các khoản đóng góp hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật hoặc phi vật chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là việc mua sắm trang thiết bị giáo dục và việc lựa chọn sách giáo khoa.

Tổ chức các kỳ thi tại địa phương; tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tiếp và trực tuyến; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên và tổ chức dạy học ngoại ngữ.

Các biện pháp bảo đảm an toàn trường học; phòng, chống dịch COVID-19; phòng, chống tai nạn thương tích-đuối nước; phòng, chống bạo lực học đường.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.