Ví điện tử bị lợi dụng để đánh bạc: Ngân hàng Nhà nước nói gì?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Ngân hàng Nhà nước, các trường hợp lợi dụng ví điện tử để đánh bạc đã được tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phản ánh đến cơ quan chức năng để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật .

Vừa qua, Báo Tiền Phong có bài viết “Khi ví điện tử bị lợi dụng để đánh bạc” phản ánh tình trạng một số đối tượng lợi dụng công nghệ cao để can thiệp, tổ chức cờ bạc trái phép trực tiếp trên ví điện tử nhằm thu lợi bất chính.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 19/1, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hiện nay dịch vụ ví điện tử do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng mang lại nhiều tiện ích, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, như bất kỳ dịch vụ nào khác, dịch vụ ví điện tử cũng có thể bị lợi dụng cho hoạt động bất hợp pháp, trong đó có hoạt động đánh bạc như thông tin đã phản ánh.

Ví điện tử bị lợi dụng để đánh bạc: Ngân hàng Nhà nước nói gì? ảnh 1

Giao diện một trang web cờ bạc hướng dẫn đánh bạc trên ví điện tử MoMo.

Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước…) luôn phối hợp chặt chẽ để xử lý tình trạng lợi dụng dịch vụ ví điện tử để cá độ, đánh bạc và cung cấp trò chơi điện tử trên mạng bất hợp pháp.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên theo dõi, kịp thời cảnh báo, chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về phương thức thủ đoạn tội phạm và các biện pháp phòng ngừa.

“Về phía các tổ chức trung gian thanh toán, các tổ chức này cũng đã tích cực rà soát phát hiện nhiều trường hợp lợi dụng thương hiệu và hoạt động ví điện tử để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp (cờ bạc, lừa đảo…) và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Thông tin về các trường hợp lợi dụng ví điện tử để đánh bạc như phản ánh, trong đó bao gồm trang https://chanlemomo.win/ và các tài khoản liên quan cũng đã được tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phản ánh đến cơ quan chức năng để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật” - Ngân hàng Nhà nước thông tin.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.