Vén màn bí mật về mạng lưới hầm ngầm chống hạt nhân Albania

Những căn hầm nằm trên bãi biển.
Những căn hầm nằm trên bãi biển.
Cách đây gần 40 năm, lãnh đạo Albania Enver Hoxha ra lệnh xây dựng hàng chục ngàn hầm ngầm bê tông cực kỳ kiên cố do mối lo sợ Mỹ lẫn Liên Xô. Mạng lưới hầm ngầm này được cho là có thể đứng vững trước đạn pháo hạng nặng và thậm chí chống chọi được vũ khí hạt nhân.

Năm 1967, lãnh đạo Albania Enver Hoxha tin rằng đất nước nhỏ bé của ông có thể bị phía đông lẫn phía tây tấn công bất cứ lúc nào nên bắt đầu lên kế hoạch đối phó cho những cuộc chiến tranh "không tưởng" bởi chúng thật sự chẳng bao giờ xảy ra! Trong 23 năm cầm quyền, nhà lãnh đạo hoang tưởng Enver Hoxha thực hiện một chương trình gọi là "hầm ngầm hóa"… toàn bộ đất nước và biến nơi này thành một trong những quốc gia cô lập nhất thế giới.

Vén màn bí mật về mạng lưới hầm ngầm chống hạt nhân Albania ảnh 1

Enver Hoxha.

Cũng vì mối lo sợ chiến tranh hết sức viển vông mà Enver Hoxha sẵn sàng chi ra hàng triệu USD để xây dựng khoảng 750.000 hầm ngầm kiên cố. Khi cấu trúc bê tông hình nấm được thiết kế lần đầu tiên, kỹ sư trưởng Josif Zengali ở Bộ Quốc phòng Albania báo cáo với Enver Hoxha rằng chúng "vô cùng chắc chắn" và có khả năng chống chọi được đạn pháo xe tăng.

Thậm chí, Hoxha còn ra lệnh cho Josif Zengali phải chui xuống hầm để ông bắn thử từ một chiếc xe tăng. Kết quả thử nghiệm thành công và trong 20 năm tiếp sau đó - cho đến lúc Hoxha qua đời vào năm 1985 - các boongke mọc lên chi chít khắp Albania trông như những cái "mụn nhọt" xấu xí.
Vén màn bí mật về mạng lưới hầm ngầm chống hạt nhân Albania ảnh 2 Một căn hầm nằm lẫn giữa các ngôi mộ trong nghĩa trang.

Theo tính toán, cứ 4 người dân Albania thời đó có thể sở hữu một boongke và 24 hầm ngầm chiếm diện tích chừng 2,6km2. Nhiều người nhận định số tiền khổng lồ vung ra chỉ để xây dựng hàng loạt cấu trúc cứng cáp này có thể sẽ hữu ích hơn nếu dùng để xây nhà ở cho người dân của đất nước nghèo nhất bên bờ Địa Trung Hải.

Một chuyện đau buồn ít ai biết được là hàng trăm con người đã mất mạng khi xây dựng những hầm ngầm này. Hiện nay, chỉ có một số hầm ngầm đã bị phá hủy với ý định chôn vùi một quá khứ đau buồn của một dân tộc. Các hầm ngầm nằm xen lẫn giữa những mộ phần trong nghĩa trang, giữa đồng trống, vùi trong lớp cát trên bãi biển hay nằm trước sân nhà.

Vén màn bí mật về mạng lưới hầm ngầm chống hạt nhân Albania ảnh 3 ...và trước nhà dân.

Hiện nay, nhiều hầm ngầm bị xuống cấp trong khi vẫn còn nhiều cái khác thích hợp làm kho chứa hay nơi trú thân cho những người vô gia cư. Lớp người Albania trẻ tuổi có nhiều sáng kiến tái sử dụng mạng lưới hầm ngầm cho những mục đích khác. Với dự án gọi là "Concresco", nhiếp ảnh gia David Galjaard tìm thấy một người đàn ông biến hầm ngầm trước nhà mình thành studio xăm mình nghệ thuật, trong khi những người khác sử dụng nó làm kho chứa hàng, thậm chí cải tạo hầm ngầm để làm nhà hàng ăn uống.

Từ năm 2010, một số hầm ngầm được các nghệ sĩ tô điểm màu sắc sặc sỡ phục vụ cho lễ hội âm nhạc gọi là "Hầm ngầm fest". Thậm chí, có cả một cuốn sách hướng dẫn cách tái sử dụng hầm ngầm.

Vén màn bí mật về mạng lưới hầm ngầm chống hạt nhân Albania ảnh 4 ...và lộ thiên
Nhà thiết kế hầm ngầm Josif Zengali không tưởng tượng nổi ý tưởng của ông lại trở nên quá xấu xí và điên rồ. Ông phát biểu với tờ Philadelphia Inquirer năm 1999: "Không có quốc gia nào trên thế giới mà không có những công sự. Nhưng chúng được xây dựng ở mức độ vừa phải".

Mặc dù mạng lưới hầm ngầm này chưa bao giờ phải chống chọi với chiến tranh hạt nhân, song chúng lại trở nên hữu ích trong cuộc chiến tại Kosovo năm 1999, người dân Albania sống trên vùng biên giới với Serbia sử dụng hầm ngầm để tránh bom đạn và là nơi trú ẩn an toàn cho những người tị nạn.

Vén màn bí mật về mạng lưới hầm ngầm chống hạt nhân Albania ảnh 5 Căn hầm đang được cải tạo để đón du khách.
Năm 2004, chính quyền Albania khám phá 16 tấn khí độc mustard bị bỏ quên trong một hầm ngầm nằm cách thủ đô Tirana chỉ 40km. Trong khi phần lớn các hầm ngầm đều nhỏ, ông Hoxha và chính quyền của ông cho xây dựng một mạng lưới đường hầm kiên cố để sử dụng trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Năm 2014, chính quyền Albania cho mở cửa phần lớn nhất trong mạng lưới đường hầm xây dựng riêng cho Enver Hoxha để mọi người vào tham quan - đó là căn hầm nằm trong sườn núi phía đông Tirana, có diện tích 2.685m2. Cấu trúc 5 tầng với 106 phòng được xây bí mật dưới độ sâu hơn 100 mét bên ngoài Tirana từ năm 1972 đến 1978. Cấu trúc được mô tả là khu phức hợp "5 sao thật sự" của chính phủ Enver Hoxha.

Được biết hệ thống đường hầm có khả năng tồn tại trước sức công phá của quả bom nguyên tử 20 kiloton, tương tự như quả bom thả xuống Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến II.

Vén màn bí mật về mạng lưới hầm ngầm chống hạt nhân Albania ảnh 6 Thủ tướng Albania Edi Rama (bìa trái) tham quan chiếc giường của Enver Hoxha.
Edlira Prendi, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Albania, cho biết: "Ý tưởng xây dựng hầm ngầm nảy sinh sau chuyến viếng thăm CHDCND Triều Tiên của Enver Hoxha vào năm 1964". Từ trước đến nay, căn hầm của chính quyền Hoxha được quân đội Albania đưa vào danh sách "tuyệt mật". Sau khi mối đe dọa hạt nhân không còn nữa, Thủ tướng Albania Edi Rama hiện nay có kế hoạch biến đường hầm thành không gian trưng bày nghệ thuật.

Theo một số nguồn không chính thức, Enver Hoxha ra lệnh xây dựng cho riêng ông và gia đình ít nhất 4 hầm trú ẩn bí mật xung quanh Tirana.

Theo Theo An Ninh Thế Giới
MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Chuyển nhượng NƠXH vẫn phải đóng tiền đất; hơn 12.000 căn hộ tái định cư bỏ trống
Địa ốc 24H: Chuyển nhượng NƠXH vẫn phải đóng tiền đất; hơn 12.000 căn hộ tái định cư bỏ trống
TPO - Cảnh hoang vắng, đìu hiu trong khu tái định cư Thủ Thiêm; Chưa thực hiện miễn tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng NƠXH; Huyện sắp lên quận ở Hà Nội bổ sung hơn 760ha đất làm loạt khu đô thị mới; Ngân hàng nước ngoài được cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 6/11.