Vẩy nến – hủy hoại làn da người bệnh

Thương tổn trên da ở bệnh nhân vẩy nến
Thương tổn trên da ở bệnh nhân vẩy nến
Thống kê từ Viện da liễu Quốc gia cho thấy, có 2-3% bệnh nhân đến viện được phát hiện bị vẩy nến. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Điều phiền phức là vẩy nến rất dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến làn da trở nên sần sùi, xấu xí...

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng da chết dày lên trên nền đỏ. Các mảng có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (vẩy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm, khá đồng đều (vẩy nến giọt). Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vẩy nến toàn thân).

Khi cạo, gãi, vẩy bong ra dễ dàng giống như sáp nến hoặc có khi là mảng lớn. Các thương tổn này thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu, sau đó đến các vị trí thường bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, vùng sinh dục hoặc các nếp gấp. Khi bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, các móng này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gẫy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng các khớp làm hạn chế vận động (vẩy nến thể khớp). Trên da xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (vẩy nến thể mủ). Bệnh cũng có thể làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Bệnh nhân có tâm lý tự ti, trầm cảm, cô lập xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính tâm lý bi quan, lo lắng càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị.

Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, bệnh vẩy nến được coi là bệnh tự miễn. Một số yếu tố có thể gây nguy cơ mắc bệnh như: cơ địa và di truyền, môi trường (ánh sáng), chấn thương thượng bì, nhiễm trùng, nội tiết, thuốc, stress, nghiện rượu.

Khi điều trị, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa axit salicylic, các thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân có tác dụng ức chế miễn dịch như: methotrexat, cyclosporin,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày...

Hiện nay, để tăng hiệu quả điều trị vẩy nến mà không gây tác dụng, xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng kết hợp các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đường uống với kem thảo dược bôi ngoài da để vừa tác động vào các cơ quan bên trong cơ thể, vừa tác động tại chỗ lên vùng da bị bệnh, giúp điều trị cả nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh. Dẫn đầu cho xu hướng này với sản phẩm dùng đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Còn điển hình cho dòng sản phẩm bôi ngoài da là kem thảo dược Explaq. Sản phẩm Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng có tác dụng phục hồi và điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, đồng thời kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… nên Kim Miễn Khang giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn vẩy nến tái phát.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện nguyên tắc “trong uống, ngoài bôi” bằng cách duy trì sử dụng sản phẩm thiên nhiên Kim Miễn Khang dùng đường uống và kem thảo dược Explaq bôi ngoài da để giảm những tổn thương do vẩy nến, tìm lại làn da khỏe mạnh.

TÁC DỤNG CỦA KIM MIỄN KHANG

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… giúp tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vẩy nến, xơ cứng bì,… mà không gây tác dụng phụ.

Hiện nay, nghiên cứu về hiệu quả của Kim Miễn Khang đối với bệnh lupus ban đỏ, vẩy nến đang được tiến hành tại bệnh viện Da liễu TƯ và được rất nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

Để biết thêm thông tin về bệnh vẩy nến, xin mời truy cập trang web: www.vaynen.vn

Điện thoại tư vấn: 04.3775.7066 / 08.3977.0707

MỚI - NÓNG