Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin

Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin

TPO - Việc đầu tư xây dựng dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh mà giúp tăng kết nối, mở rộng không gian phát triển cho cả Vùng Đồng bằng Sông Hồng. Với ý nghĩa quan trọng đó, dự án nhận sự đồng lòng từ trung ương cho đến địa phương, từ người dân cho đến cộng đồng doanh nghiệp…

Với phương châm “việc gì dân ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được”, ngay từ đầu năm 2021, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động vận động tuyên truyền từ sớm, từ xa, để “trên dưới đồng lòng” ủng hộ dự án, nhất là trong lĩnh vực gai góc – giải phóng mặt bằng.

Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin ảnh 1

Những ngày cuối tháng 11/2022, trụ sở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức tấp nập người dân đến thực hiện các thủ tục liên quan đến di dời phần mộ phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) đường Vành đai 4. Ngay cả những ngày cuối tuần cũng có hàng chục người dân đến bộ phận một cửa làm việc. Chị Hoa (thôn Minh Hòa 3) cho biết, ngay sau khi được tuyên truyền về dự án đường Vành đai 4, chị họp gia đình để di dời 2 ngôi mộ họ tại nghĩa trang thôn.

Theo chị Hoa, tuyến đường vành đai đi qua địa phương sẽ giúp giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển do đó việc di dời là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân. "Gia đình đã ứng trước 200 triệu để di dời, xây dựng mộ tại địa điểm mới. Tôi đến để đăng ký lịch di chuyển với xã để làm hồ sơ thanh toán sau này", chị Hoa chia sẻ.

Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 – Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 112,8 km; tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 1.341 ha; kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng hơn 19 nghìn tỷ đồng. Kỳ vọng khi hoàn thành, tạo vành đai liên vùng, tạo không gian phát triển mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn huyện Hoài Đức có chiều dài 17,1km, đi qua 12 xã, gồm: Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, An Khánh, La Phù, Đông La. Có tổng số 49.432 hộ có diện tích đất bị thu hồi. Đây là huyện có diện tích cần GPMB lớn nhất trong dự án đường Vành đai 4.

Ông Nguyễn Chí Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Khai cho biết, ngay khi có chủ trương xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, xã đã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện công tác GPMB cho dự án. Xác định di dời mộ chí liên quan đến vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân nên việc tuyên truyền, vận động người dân được thực hiện từ sớm với nhiều hình thức đa dạng.

Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin ảnh 2Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin ảnh 3

Ảnh 1: Người dân được cán bộ xã hướng dẫn chi tiết các thủ tục liên quan đến di dời mộ phần. Ảnh 2: Chính quyền địa phương cùng người dân đo đạc, cắm mốc tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức

Những buổi họp quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống cơ sở Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội, đến toàn thể nhân dân được tổ chức. Hàng nghìn tờ rơi được phát đến từng nhà, hệ thống loa truyền thanh tăng tần suất hoạt động, các nhóm Zalo thôn xóm cập nhập thông tin hằng ngày, các bài viết hữu ích về dự án được đăng tải trên trang thông tin điện tử của xã... Đến nay, 100% đất nông nghiệp, 100% phần mộ đã được quy chủ và đạt được đồng thuận, nhất trí của nhân dân.

Có mặt tại nghĩa trang thôn Ụ Pháo vào trưa 29/11, máy xúc đang thực hiện đào xúc đất chuẩn bị làm các thủ tục bốc mộ, sang cát trước sự chứng kiến của chính quyền xã và người dân. Ông Phí Văn Thanh (thôn Ụ Pháo) cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đến gõ cửa từng nhà vận động nhân dân ngay từ khi có chủ trương dự án. Nhờ sự tham gia của các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ... nên chủ trương thu hồi đất làm dự án được lan tỏa cả sâu rộng đến từng người dân.

Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin ảnh 4

Ông Phí Văn Thanh cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đến gõ cửa từng nhà vận động nhân dân ngay từ khi có chủ trương dự án. Nhờ sự tích cực tham gia vận động từ các đoàn thể, chủ trương thu hồi đất làm dự án được lan tỏa cả sâu rộng đến từng người dân. Gần 100% bà con đồng thuận di dời mộ phần.

Ông Thanh chia sẻ: "Xác định di dời mồ mả là vấn đề tâm linh, theo phong tục tập quán địa phương, người dân chỉ di dời mồ mả trung tuần tháng 12 Âm lịch, còn thời gian khác là kiêng kỵ. Nắm bắt tình hình, xã chỉ đạo sớm, di dời cơ bản mồ mả trước Tết. Chỉ còn một số phần mộ chưa quy tập về nghĩa trang nhân dân Rẻ Sen bởi trùng tang hoặc hung táng chưa đủ thời gian nên bà con đề nghị lui lại. Những trường hợp này đều được báo cáo và cam kết tiến độ di dời".

Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin ảnh 5
Ông Nguyễn Chí Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Khai cho biết, có những hộ dân sau khi được tuyên truyền, vận động đã tự giác ứng trước chi phí gần 100 triệu đồng để di dời mộ.

Ông Nguyễn Chí Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Khai cho biết thêm, nghĩa trang nhân dân Rẻ Sen dù chưa có chủ trương thu hồi đất nhưng nhiều người dân đã chủ động bàn giao mặt bằng sử dụng trước tạo thuận lợi cho việc di dời. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công việc GPMB khối lượng lớn nhưng lại đang có thuận lợi nhất định. So với mục tiêu của huyện đề ra là GPMB 65-70% thì mục tiêu của xã Minh Khai là di dời đến 80% phần mộ.

Theo lãnh đạo xã, bà con hiện hết sức đồng lòng với chủ trương xây dựng đường Vành đai 4, bởi khi hoàn thành tuyến đường sẽ mang lại sức sống, hiệu quả kinh tế cho bà con. Riêng xã Minh Khai có tới 70% người dân sản xuất các sản phẩm bún, miến do đó họ rất mong tiền đền bù về sớm để có thể đầu tư sản xuất kinh doanh, mở ra trang mới cho thông thương, phát triển kinh tế trên địa bàn.

Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin ảnh 6

Tại xã Yên Sở, các buổi họp quán triệt chủ trương đường Vành đai 4 đều đạt sự thống nhất, nhất trí cao trong nhân dân, hầu như không có ý kiến trái chiều. Bí thư xã Yên Sở Nguyễn Đình Khoa cho biết, xác định Vành đai 4 là dự án trọng điểm quốc gia, mang lại lợi ích, hiệu quả kinh tế, đặc biệt với vùng nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao như Yên Sở nên xã đã sớm thành lập Ban chỉ đạo GPMB, tái định cư do Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban, lập các tổ công tác đặc biệt để tuyên truyền, hỗ trợ GPMB do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban.

"GPMB, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm”, phải đi trước. Quá trình triển khai thực hiện, UBND thành phố phải tiên lượng các vấn đề có thể phát sinh, còn khó khăn, vướng mắc để đề ra chính sách phù hợp, cần thiết; nhanh chóng có hướng dẫn bổ sung, thống nhất từ trên xuống dưới, bảo đảm thông suốt, thuận lợi cho các quận, huyện thực hiện việc đền bù, hỗ trợ GPMB, tái định cư".
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

Đặc biệt, qua việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền vận động, người dân thấy rằng, khi dự án được hoàn thành, thì bản thân gia đình mình cũng được thụ hưởng từ sự phát triển về kinh tế, xã hội, thuận lợi cho việc đi lại… Đến thời điểm này, xã đã có thông báo thu hồi với 291 hộ, 100% các hộ đồng thuận di dời. "Một số hộ dân sẵn sàng bàn giao mặt bằng ngay đề nghị có thưởng thêm tiến độ bàn giao đất sớm. Người dân tin tưởng Vành đai 4 được thực hiện sẽ thay đổi diện mạo làng quê, phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân", ông Khoa nói.

Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Trưởng Công an huyện Hoài Đức cho biết, xác định tầm quan trọng của dự án, Công an huyện đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ, Công an 12 xã có tuyến đường đi qua thực hiện đánh giá toàn diện tình hình trên địa bàn; bảo đảm an ninh trật tự trong thu hồi đất phục vụ GPMB.

Công an huyện cũng yêu cầu lực lượng công an xã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, thắc mắc của nhân dân để kịp thời tham mưu chính quyền địa phương giải quyết, tránh tình trạng tập trung đông người gây mất an ninh trật tự; tổ chức tuyên truyền sâu rộng, vận động, thuyết phục nhân dân nhận thức đúng đắn, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác GPMB, tái định cư dự án đường Vành đai 4.

Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Trên dưới đồng lòng, trao chìa khóa, gửi niềm tin ảnh 7

Tại quận Hà Đông, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua quận có chiều dài khoảng 5,5km, qua địa bàn 4 phường với diện tích thu hồi khoảng 75 ha (liên quan đến khoảng 1.660 hộ gia đình, trong đó có trên 200 hộ phải bố trí tái định cư). Ngoài đất nông nghiệp, quận Hà Đông còn phải GPMB 9.500 m2 đất ở và di chuyển ước 2.255 ngôi mộ. Theo yêu cầu tiến độ, quận Hà Đông bàn giao 70% mặt bằng của dự án trước tháng 6/2023 và bàn giao toàn bộ phạm vi mặt bằng của dự án trong tháng 12/2023.

Xác định ý nghĩa đặc biệt, tầm quan trọng của tuyến đường Vành đai 4, Quận ủy Hà Đông đã ban hành Kế hoạch số 137-KH/QU triển khai Kế hoạch tuyên truyền triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Theo đó, công tác tuyên truyền tập trung vào 5 nội dung chính. Trong đó, huy động tổng thể các ban ngành, các đoàn thể vào cuộc để tuyên truyền cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu về chủ trương đầu tư dự án. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng", nhất là việc triển khai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB, công tác quản lý dân cư, quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng... đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi theo quy định; Các đoàn thể địa phương chủ động nắm bắt và dự báo tình hình nhân dân, nắm vững những người có uy tín trong các dòng họ, trong cộng đồng dân cư để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân, nhất là những hộ gia đình có đất thu hồi GPMB thực hiện dự án. Đề xuất phương án, kịp thời báo cáo Thường trực Quận ủy những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tuyên truyền, vận động.

Bí thư Quận ủy Hà Đông Nguyễn Thanh Xuân cho biết, Ban Thường vụ Quận ủy Hà Đông đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/QU về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác GPMB, tái định cư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đoạn qua địa bàn quận Hà Đông”. Theo đó, cả hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở (nơi có tuyến đường Vành đai 4 đi qua) mở đợt sinh hoạt chính trị với các hình thức phù hợp nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng đặc biệt, ý nghĩa của dự án. Đồng thời, thống nhất chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, GPMB, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi theo quy định và đặc thù của dự án...

Đến nay, Quận ủy Hà Đông đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện dự án, thành lập 2 tổ tuyên truyền; UBND quận đã thành lập các tổ công tác để thực hiện nhiệm vụ. UBND quận Hà Đông cũng đã lập xong hồ sơ đề xuất mở rộng Nghĩa trang tổ dân phố 9 (phường Yên Nghĩa) để di dời các ngôi mộ triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua quận Hà Đông và xin chủ trương đặc thù trong bồi thường GPMB.

Đảng ủy các phường nơi có dự án đường Vành đai 4 đi qua cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; thành lập các tổ công tác tổ chức kiểm đếm, tuyên truyền. Theo đó, quận Hà Đông phấn đấu đến ngày 30/6/2023, hoàn thành GPMB được 70% diện tích trở lên, đến ngày 31/12/2023, GPMB xong 100% diện tích để bàn giao thực hiện dự án...

(Còn nữa)

Tin liên quan