Vàng tăng mạnh, ngân hàng vẫn mua nhiều

Vàng tăng mạnh, ngân hàng vẫn mua nhiều
TP - Cuối ngày 1-11, giá vàng SJC của Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn chốt giá: 46,28 - 46,45 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra (tăng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày 31-10).

> Vàng trong nước bật tăng trở lại

Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng 10 USD/ounce so với đêm qua lên mức: 1,723 USD/ounce. Như vậy, giá vàng trong nước nới rộng khoảng cách với thế giới lên 3,09 triệu đồng/lượng, thay vì mức 2,92 triệu đồng so với hôm trước.

Ông Nguyễn Công Tường - Phó Phòng Kinh doanh Cty SJC cho biết, giao dịch khá ảm đạm, trong ngày cả công ty chỉ bán ra khoảng 900 lượng, mua vào 300 lượng.

Lý giải vì sao lực mua giảm, nhưng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lại tăng, ông Tường cho rằng, do nguồn cung vẫn hạn chế.

Ông Trần Thanh Hải - Tổng giám đốc Cty Đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam phân tích: “Bản thân giá vàng trong nước chênh với giá thế giới tầm 3 triệu đồng đã phổ biến trong mấy tháng nay. Như vậy sự chênh này không chịu sự tác động bởi cầu mà còn chịu ảnh hưởng từ nguồn cung. Cty SJC công bố con số chỉ là bán lẻ còn bán sỉ họ không công bố. Nhìn trên thị trường thế giới, giá vàng đang tăng và tương lai còn tăng mạnh, hiện các ngân hàng vẫn mua gom vàng để bù trạng thái âm dù được gia hạn. Bản thân Ngân hàng ACB âm 90.000 lượng và phía Ngân hàng Nhà nước cho biết hệ thống ngân hàng còn thiếu hụt 20 tấn vàng để đảm bảo thanh khoản, nên việc mua vào của các ngân hàng trong thời điểm này vẫn cao”.

Một doanh nghiệp kinh doanh vàng ngoài Hà Nội cho biết, mở cửa giao dịch sáng 1-11, doanh nghiệp ông liên tục nhận được điện thoại hỏi mua vàng từ phía các ngân hàng.

“Cầu từ phía ngân hàng vẫn rất cao, họ hỏi mua bên tôi 200 lượng nhưng vì công ty tôi cũng không mua được từ các đối tác khác nên không có vàng để bán lại cho họ”, vị này nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.