Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng việc sư Toàn xin giữ tài sản 200-300 tỷ

Thượng tọa Thích Đức Thiện lên tiếng về việc thầy Toàn đòi giữ tài sản sau khi xả giới hoàn tục. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
Thượng tọa Thích Đức Thiện lên tiếng về việc thầy Toàn đòi giữ tài sản sau khi xả giới hoàn tục. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH
TPO - Thượng tọa Thích Đức Thiện Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam trả lời Tiền Phong quanh câu chuyện sư Thích Thanh Toàn đề nghị xin giữ lại tài sản 200-300 tỷ đồng.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, ngay khi nắm được sự việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chỉ đạo GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc theo sát sự việc. Đích thân Thượng tọa Thích Đức Thiện liên hệ sư Thích Thanh Toàn yêu cầu làm bản tường trình gửi Ban trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc.

“Sau khi Ban trị sự báo cáo, Giáo hội thấy rõ vi phạm của thầy Thích Thanh Toàn về nhiều mặt- đạo hạnh, giới luật, Phật chế, Hiến chương của Giáo hội, quy định pháp luật của Nhà nước về trật tự xã hội. Thầy Toàn nhiều lần bị chính quyền địa phương xử phạt bằng tiền, có nhiều lần nhắc nhở”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng việc sư Toàn xin giữ tài sản 200-300 tỷ ảnh 1

Sư Toàn Xin giữ lại tài sản đứng tên, tuy nhiên Giáo hội chính thức lên tiếng sư Toàn không có quyền được giữ

Ban trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định bãi nhiệm, thu hồi chức trụ trì chùa Nga Hoàng đối với thầy Thích Thanh Toàn. Giáo hội cũng chỉ đạo Ban Trị sự Vĩnh Phúc tiến hành các thủ tục để sư Toàn xả giới hoàn tục.

Trong buổi họp chiều 5/10, thầy Toàn đề xuất xin được giữ lại tài sản mà thầy đứng tên, theo lời thầy nói cỡ 200-300 tỷ. Dư luận xã hội có nhiều ý kiến về sở hữu tài sản. Đại đức Thích Tâm Vượng, Phó Trưởng ban Kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự Vĩnh Phúc cũng trả lời xoay quanh đề xuất của sư Toàn tiếp tục được sở hữu tài sản đứng tên.

“Giáo hội chỉ đạo Ban Trị sự tỉnh Vĩnh Phúc: Thứ nhất phải xác minh rõ nguồn gốc tài sản của thầy Thanh Toàn, thứ hai làm rõ có hay không có tài sản 200-300 tỷ như thầy ấy phát ngôn. Bởi vì con người thầy Toàn Ban Trị sự huyện Tam Đảo nắm được rất rõ. Theo báo cáo nhiều khi thầy Toàn phát ngôn không đúng, Ban trị sự Tam Đảo không tin thầy Toàn có khối tài sản như thầy nói”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Hội đồng trị sự GHPGVN cũng nhận được báo cáo nhanh, tài sản của thầy Toàn đứng tên chỉ có hơn 6.000m2 đất và một số đất thủy lợi. “Dù có đúng theo luật đất đai nhưng theo Luật Phật, một vị Tỳ kheo khi xuất gia thì tất cả tài sản được sử dụng đó đều thuộc về Tăng (Tăng đoàn)”, thầy Thiện nói.

"Nếu thầy không là hiện diện của Tăng, của Tam Bảo thì không ai công đức. Dù thầy Toàn khẳng định đó là tài sản của mình, thầy Toàn cũng không được phép nhận lại tài sản đó"
Thượng tọa Thích Đức Thiện


Thượng tọa Thích Đức Thiện phân tích: Đến khi một vị tỳ kheo chết đi, cái gọi là tài sản bên mình gồm ba tấm y ca sa đó cũng phải chuyển lại cho Tăng, chứ không có sự thừa kế ở đây. “Y cứ theo Luật Phật thầy Toàn không có quyền sở hữu tài sản này. Căn cứ Hiến chương Giáo hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tài sản thuộc về Giáo hội. Căn cứ theo Nội Quy Ban Tăng sự Trung ương, Giáo hội mới có quyền định đoạt tài sản, Ban trị sự có quyền định đoạt tài sản thuộc tự viện, chùa địa phương, cao nhất là Giáo hội.

Nội Quy Ban Tăng sự Trung ương quy định rất rõ khi bổ nhiệm trụ trì tất cả tài sản thuộc về Tăng. Do vậy thầy Toàn không có quyền sở hữu tài sản. Việc thầy lí luận do công đức cá nhân, nhưng cá nhân cũng thuộc về Tăng.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.