Văn hoá chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản quốc gia

Chợ nổi Cái Răng ở quận Cái Răng, Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng ở quận Cái Răng, Cần Thơ.
Văn hoá chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ là nét đẹp và đặc trưng văn hoá của vùng quê này từ bao đời nay. Nét đẹp và văn hoá này đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia ngày 10/3.

Ngày 10/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL vừa ban hành quyết định công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia gồm: Nghề thủ công tre, trúc Xuân Lai (xã Xuân Lai, Gia Bình, Bắc Ninh); Lễ hội truyền thống Nghinh Ông (xã Bình Thắng, Bình Đại, Bến Tre); Lễ hội Cầu Ngư (TP. Đà Nẵng); Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân (Q. Lê Chân, TP. Hải Phỏng); Lễ hội Trương Định (Thị xã Gò Công, xã Gia Thuận, huyện Gò Công, Tiền Giang); Chữ viết của người Thái Cổ (tỉnh Sơn La) và Văn hoá chợ nổi Cái Răng (Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ).

Trước đó, trong quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL, Bộ VH,TT&DL cũng công bố danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó có các loại hình: Ngữ văn dân gian (4); Tập quán xã hội và tín ngưỡng (7); Lễ hội truyền thống (10); Nghệ thuật trình diễn dân gian (2); Nghề thủ công truyền thống (3).

Quyết định nêu rõ, các Di sản văn hóa phi vật thể này được đánh giá là những di sản có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân.

Theo Quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG