Uy quyền ảo từ những nắm đấm

Uy quyền ảo từ những nắm đấm
Trái với ảo tưởng của nhiều nam giới là “dùng nắm đấm trị vợ để chứng tỏ sức mạnh”, các chuyên gia về giới nhận định: “Nắm đấm là sự bất lực nhằm trấn áp để giành uy quyền ảo”.

Uy quyền ảo từ những nắm đấm

> Đánh vợ là dại!
> 9 tháng, gần 34.000 vụ bạo lực gia đình

Trái với ảo tưởng của nhiều nam giới là “dùng nắm đấm trị vợ để chứng tỏ sức mạnh”, các chuyên gia về giới nhận định: “Nắm đấm là sự bất lực nhằm trấn áp để giành uy quyền ảo”.

Triển lãm về những đồ vật được sử dụng để gây bạo lực gia đình tại Hà Nội.
Triển lãm về những đồ vật được sử dụng để gây bạo lực gia đình tại Hà Nội.

Đánh dằn mặt

Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Hội Phụ nữ Việt Nam trên 900 phụ nữ bị bạo lực cho thấy, hơn 90% số chị em bị bạo lực nghiêm trọng như tát, đấm, đá; 69% bị chồng dùng các đồ vật đánh, ném vào người; 37% bị chồng dùng vũ khí (dao, kiếm, súng) để tấn công; 36% bị cưỡng ép quan hệ tình dục... Hậu quả, 83% nạn nhân bị thương tích, 98% bị sang chấn tâm lý.

Chị Nguyễn Thị Hoa (Thạch Thất, Hà Nội) bị chồng bạt tai ngay sau ngày cưới. Lý do chỉ vì chị dám cãi: "Ăn cơm nhão cho khỏi đau dạ dày" khi chồng cằn nhằn về việc nấu cơm nát. Trái với sự kinh hãi của con dâu, mẹ chồng chị lại bảo: "Dạy vợ từ thuở bơ vơ, không thì được mấy hôm là loạn". Kể từ đó, vợ trái ý điều gì, chồng chị Hoa đều dùng nắm đấm để ra oai.

Thậm chí, cốc nước chè quá nóng, chồng chị cũng rít lên: "Mày định giết tao à?", rồi tạt thẳng vào mặt vợ... "Từ đó, mỗi khi chồng chìa tay ra tôi lại run bắn lên. Bất kể đó là sự quan tâm hay đe doạ, tôi chỉ thấy một khoảng tối mịt mù, choáng váng" - chị Hoa đau đớn.

Còn chị Trần Lê Bích (Quảng Bình) làm nghề buôn bán, chồng làm chủ thầu xây dựng. Chồng chị thường ghen tuông vô lối. Có lần, chị tham gia một tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho ngày 8.3, chồng chị đã nổi giận đùng đùng. Anh ta cấm chị đi tập, chửi chị "lăng loàn, đú đởn", rồi tát vợ tới tấp.

“Tôi đau đớn, chạy trốn ra sân thì anh ta đuổi theo túm được. Anh ta lục túi đồ nghề thợ xây, lấy một chiếc kìm ra, rồi cứ thế kẹp lên da thịt vợ đến chảy máu. Tôi càng kêu, anh ta càng siết mạnh. Tôi phải van xin, thề không đi tập văn nghệ nữa anh ta mới thôi" - chị Bích chia sẻ. Nhưng kể từ đó, chiếc kìm trở thành dụng cụ tra tấn vợ của chồng chị Bích, buộc chị phải theo ý anh ta...

Yêu không được thì ăn vạ

Chị Lê Thị Mùi (50 tuổi, ở Nghệ An) nhiều phen xấu hổ với con cái, hàng xóm láng giềng chỉ vì thói ham hố của chồng. Chồng chị đòi quan hệ tình dục suốt 7 ngày trong tuần, 30 ngày trong tháng. Bất kể vợ đau ốm, hay đến kỳ "đèn đỏ", anh ta vẫn cứ đòi cho bằng được. Nếu chị từ chối, ngay lập tức, anh ta dằn vặt chị "có thằng nào bên ngoài", thậm chí không mặc gì ra đứng ở sân để "chửi vợ cho bõ".

Khổ nhất là khi chị ở cữ, anh ta đòi hỏi quan hệ đến tận ngày chị sinh và chỉ sau 1 tuần, khi vết mổ của chị chưa lành, chồng đã đòi "yêu"... Khi Ban phòng chống bạo lực gia đình phường vào hoà giải, anh ta cũng không mặc gì, đứng trong nhà chửi ra, khiến cán bộ không thể vào nhà can thiệp.

Bà Nguyễn Thanh Thuý -chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu khoa học giới-gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho biết, những câu chuyện trên chỉ là số nhỏ trong 1.001 kiểu bạo lực mà đàn ông đã trút lên người vợ yêu thương của mình. Họ dùng nắm đấm, quyền lực, áp đặt suy nghĩ với mong muốn kiểm soát được tình cảm của vợ. Tuy nhiên, đó chỉ là những "sợi xích" giết chết tình cảm vợ chồng, khiến cho hôn nhân trở thành địa ngục. Không chỉ người phụ nữ đau đớn mà người đàn ông cũng không được yêu thương.

Bà Nguyễn Vân Anh - Chủ tịch sáng lập CSAGA cũng cho rằng, nắm đấm không giải quyết mâu thuẫn mà chỉ là sự bất lực của đàn ông khi không biết cách yêu thương. Họ cảm thấy kém cỏi, lo sợ quyền lực của mình bị vợ lấn át nên dùng nắm đấm. Tuy nhiên, quyền lực đâu không thấy, chỉ thấy sự coi thường của vợ con.

Theo Diệu Linh
Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG