Uống sinh tố vào thời điểm nào là tốt nhất?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Sinh tố là chỉ thức uống được chế biến từ các loại hoa quả tươi bằng cách xay nhuyễn với nước đá đập nhỏ, có thể cho thêm đường, sữa hay các gia vị khác để có màu hoặc để có mùi thơm ngon dễ uống.

Sinh tố là một loại nước uống bổ dưỡng giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các loại hoa quả thường dùng để làm sinh tố như: dâu tây, cà rốt, bơ, xoài, chuối, dứa, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu, táo... Vậy uống sinh tố vào thời gian nào là tốt nhất?

Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng khi uống sinh tố:

Nên uống sinh tố vào giữa hai bữa chính hoặc trước bữa ăn nửa giờ. Nước sinh tố chứa nhiều axid hữu cơ, chất thơm và các loại men kích thích ăn uống, tốt cho tiêu hóa. Nên uống từ từ, không nên uống quá nhiều một lúc, bạn có thể uống nước sinh tố trong bữa ăn để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước sinh tố giàu các loại muối vô cơ như kali, sắt, crôm và các hoạt chất chống ôxy hóa như nguyên tố vi lượng, vitamin C, beta-caroten... Uống nước sinh tố còn tốt cho việc hấp thu sắt của cơ thể. Nhìn chung khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm rất thấp, cơ thể chúng ta chỉ hấp thu được 1% lượng sắt trong gạo, 3% lượng sắt trong bánh mì. Nhưng nếu ăn thực phẩm với cùng nước sinh tố thì sẽ tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể lên gấp 3-6 lần.

Nước sinh tố thích hợp với tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Trẻ em 3 tháng tuổi bắt đầu nên cho uống nước sinh tố để bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày cấp và mãn tính thì không nên uống sinh tố. Có một số trường hợp uống sinh tố bị đầy bụng đi ngoài, đó là do các hợp chất carbonhydrat khó tiêu gây nên. Người yếu thận nên tránh không uống nước sinh tố vào buổi tối, tránh bị sưng phù tay chân vào buổi sáng hôm sau.

Không nên uống thuốc bằng nước sinh tố: Cha mẹ thường cho bé uống thuốc bằng nước sinh tố nhưng các loại hoa quả nói chung đều chứa nhiều vitamin C và axid phân giải thuốc sớm hơn, bất lợi cho ruột non hấp thu thuốc. Có một số loại thuốc còn gây tác dụng phụ khi kết hợp với các chất chua này. Chỉ nên cho trẻ uống nước sinh tố sau khi uống thuốc khoảng 1 tiếng rưỡi.

Nguyên tắc để làm sinh tố hoa quả ngon:

- Cho đá vào lúc cuối: Nếu bạn cho đá từ đầu, sinh tố sẽ loãng như nước do đá bị xay và tan chảy. Hãy chờ tới lần xay cuối và cho đá vào. Sinh tố sẽ đặc sánh và mát lạnh.

- Lựa trái cây tươi: Ưu tiên chọn loại quả tươi trước, các loại siro, hương liệu, chất tổng hợp… sau.

- Làm lạnh trước khi xay: Bạn nên làm lạnh trái cây trước khi xay, nhất là những loại mềm như chuối, xoài. Sinh tố của bạn sẽ có độ lạnh sâu, ngon hơn.

Các bước thực hiện:

- Nước (nước ép rau củ quả).

- Hoa quả để lạnh, các loại phụ gia, đá, và cuối cùng là hoa quả tươi.

- Trái cây tươi: Nguyên liêu hoa quả, trái cây tươi cho vào sau cùng để không bị mất hương vị khi xay cùng các nguyên liệu đông lạnh khác.

- Dùng nước dừa làm đá: Bạn sẽ có những viên đá có vị ngọt dịu rất ngon.

- Bổ sung vị chua: Bổ sung vị chua từ nước chanh leo, cam, lựu… sẽ làm cho sinh tố của bạn có hương vị hấp dẫn hơn.

Lưu ý: Các bạn cần là một chiếc máy xay sinh tố đơn giản, hoạt động tốt, dễ sử dụng. Không cần thiết phải tốn tiền vào những chức năng phức tạp.

Theo Theo VnMedia.vn
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.