Uống nước kiểu này là 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay trước khi quá muộn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Nước đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động của cơ thể. Nhưng những sai lầm khi uống nước có thể gây hại khủng khiếp cho cơ thể, thậm chí làm hỏng hết gan, thận.

Uống nước ngay trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen uống một cốc nước trước khi đi ngủ mà không biết nó có ảnh hưởng không tốt với cơ thể. Uống nước quá sát giờ ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ hơn, gây gián đoạn giấc ngủ vì bạn có thể sẽ phải dậy để đi vệ sinh nhiều lần trong đêm.

Hơn nữa, vào ban đêm, thận hoạt động chậm hơn. Uống nước vào lúc này đồng nghĩa với việc ép thận phải làm việc. Rất nhiều người gặp hiện tượng chân và mặt bị sưng phù vào sáng hôm sau vì uống nước vào buổi tối trước khi ngủ.

Uống quá ít hoặc quá nhiều nước

Chúng ta đều biết, 70% trọng lượng cơ thể là nước. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh. Do đó, uống đủ nước là hết sức cần thiết.

Đợi đến khi khát mới uống nước là một sai lầm. Khi có cảm giác khát có nghĩa là cơ thể bạn đang "gào thét" vì bị mất nước rồi. Việc uống qusa ít nước khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể, dễ gây ra những tổn hại cho cơ quan nội tạng.

Uống nước kiểu này là 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay trước khi quá muộn ảnh 1

Đợi đến khi khát mới uống nước là một sai lầm. Khi có cảm giác khát có nghĩa là cơ thể bạn đang "gào thét" vì bị mất nước rồi. Việc uống qusa ít nước khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể, dễ gây ra những tổn hại cho cơ quan nội tạng. Ảnh minh họa: Internet

Uống quá ít nước có thể dẫn tới mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận

Ngược lại, uống nhiều nước cũng chưa chắc đã tốt. Việc này làm tăng gánh nặng cho thận, khiến các ion natri trong cơ thể dễ dàng được giải phóng, nước trong cơ thể dễ xâm nhập vào tế bào hơn gây ra tình trạng ngộ độc nước. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng.

Uống nước vừa đủ là tốt nhất. Theo các chuyên gia, nhu cầu về nước mỗi ngày của một người trưởng thành là 2,5 lít. Trong đó, có khoảng 1 lít nước được thu từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn và 1,5 lít nước uống (bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây...). Tuy nhiên, lượng nước cần nạp vào cơ thể của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào thể trạng và hoạt động hàng ngày.

Uống nước trong lúc ăn

Nhiều người có thói quen đặt một cốc nước bên cạnh khi ăn và liên tục uống nước trong suốt bữa ăn.

Tuy nhiên, đây là một sai lầm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Nước sẽ pha loãng dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế uống nước khi ăn.

Uống nước kiểu này là 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay trước khi quá muộn ảnh 2

Rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim. Ảnh minh họa: Internet

Uống ngụm nước lớn trong một hơi: phá hủy tim

Thời tiết nóng, rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.

Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu.

Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.

Đợi khát mới uống nước: phá hủy thận

Khi cơ thể mất 1 - 2% lượng nước sẽ có cảm giác khát, lúc này nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên đe dọa sức khỏe của thận, dễ gây ra sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu và các bệnh khác.

Uống nước kiểu này là 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay trước khi quá muộn ảnh 3

Nghiên cứu đã chứng minh, nước hoàn toàn không có khả năng làm giảm bớt độ cay. Đây là lý do bạn không nên uống nước sau khi ăn thức ăn cay. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. Điều này càng làm cho bạn có cảm giác nóng rát khắp miệng và còn cảm thấy khát nước hơn. Ảnh minh họa: Internet

Uống nước để muốn hết cay

Nghiên cứu đã chứng minh, nước hoàn toàn không có khả năng làm giảm bớt độ cay. Đây là lý do bạn không nên uống nước sau khi ăn thức ăn cay. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. Điều này càng làm cho bạn có cảm giác nóng rát khắp miệng và còn cảm thấy khát nước hơn.

Để cải thiện tình trạng này thì bạn nên uống sữa. Bởi capsaicin chỉ tan trong các dung dịch tương tự và đó là sữa.

Dùng nước ngọt thay thế nước lọc

Mỗi khi khát nước rất nhiều người có thói quen uống nước ngọt thay thế nước lọc mỗi khi thấy khát. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.

Thế nhưng, các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng.

Uống nước kiểu này là 'hạ độc' cơ thể, dừng lại ngay trước khi quá muộn ảnh 4

Theo các nhà khoa học, uống nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực. Ảnh minh họa: Internet

Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

Nước càng đun kĩ có càng diệt được vi khuẩn hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, thậm chí nó còn có ảnh hưởng ngược lại.

Nước đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên, khi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh, khó thở…

Uống trong thời gian luyện tập căng thẳng

Theo các nhà khoa học, uống nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực.

Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi tập thể dục có thể dẫn đến cạn kiệt chất điện giải.

MỚI - NÓNG