Báo động đỏ về dân số loài tê giác trắng
Trong tháng 12/2014, một con tê giác trắng phương Bắc được mang tên là Angalifu đã bị chết tại Sở thú San Diego. Cái chết của Angalifu tiếp diễn sau cái chết của một con tê giác trắng đực tên là Suni diễn ra vào tháng 10/2014. Năm 2009, các nhà sinh thái học đã đưa Suni “cậu ta” cùng 3 con tê giác trắng khác nhằm hy vọng rằng Suni có thể nhân bản giống nòi của mình.
Mặc dù cả Suni và Angalifu đều qua đời bởi những nguyên nhân tự nhiên, song cái chết của chúng là những bi kịch thật sự, sụt giảm tổng dân số loài tê giác trắng phương Bắc xuống chỉ còn 5 và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao hơn lúc nào hết. Các nhà nghiên cứu dự đoán loài tê giác trắng có thể đi đến bờ vực diệt vong trong vòng 23 năm tới, và chẳng mấy chốc nạn săn bắn trộm cũng thoái trào. Thay vào đó, các kỹ sư sinh học hiện đang bắt tay làm việc nhằm tạo ra những cáisừng tê giác từ tế bào gốc – một quy trình mà có thể bảo vệ loài động vật quý này, nhưng cũng mang đến cho người tiêu dùng châu Á thứ mà họ đang khao khát.
Người ta chứng minh rằng việc bảo vệ tê giác trong môi trường tự nhiên là rất khó khăn. Kes Hillman Smith, một nhà Động vật học, người đã có nhiều kiến thức hơn ai hết về loài tê giác trắng trong môi trường sinh sống của chúng, cũng như đã trải qua 24 năm trong một công viên gọi là Garamba ở miền Đông Công-gô, đang cố gắng cứu lấy dân số cuối cùng của loài tê giác trắng từ bọn săn trộm – đến từ các quốc gia lân cận như Sudan, Rwanda và Uganda.
Công việc của bà Kes Hillman Smith thường là đấu tranh chống lại các tổ chức phiến quân và bán quân sự. Bà Smith cho biết: “Bọn chúng chỉ khai thác “hàng xóm” của mình, bán ngà voi và sừng tê để đổi lấy vũ khí và tiếp tục cuộc chiến tranh của mình”. Khi bà Smith rời Công-gô vào năm 2005, chỉ còn 4 con tê giác trắng đang sống và không con nào còn được nhìn thấy kể từ năm 2007. Trên khắp châu Phi ngày hôm nay, dân số loài tê giác đang bị đồ sát ác liệt mà phần lớn nạn tàn sát chỉ diễn ra ở miền Đông Công-gô. Trong vòng vài năm qua, tỷ lệ nạn săn trộm ở Nam Phi đã leo thang với 3 con/ngày, so với cách đây một thập niên, khi 15 cá thể tê giác trắng bị đồ sát trung bình mỗi năm. Đại dịch trên đã hình thành từ sự thèm thuồng sừng tê giác ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam, nơi mà loại sừng tê được dùng làm thuốc và nó còn được ví von là một thứ phẩm trật xã hội. Hoạt động buôn bán sừng tê bất hợp pháp đã diễn ra kể từ năm 1977 nhưng bất chấp các lệnh cấm, và hàng trăm triệu USD đổ ra cho công tác bảo vệ loài thú quý, thì nhu cầu tiêu thụ sừng tê vẫn leo thang phi mã.
Garrett Vygantas, một nhà hóa sinh học tại San Francisco biết đến thực trạng này và ông tin rằng mình có giải pháp đối phó: Mang cho thị trường thứ mà khách hàng cần. Ông Vygantas phát biểu: “Chúng tôi đang chạy đua với thời gian nhằm thuyết phục mọi người rằng đây không phải là một cách điều trị tích cực. Tôi nghĩ chúng tôi nên cho ra một sự lựa chọn khác mang tính bền vững, miễn trừ sự độc ác, sản phẩm di truyền giống hệt nhau mà có thể được mua thông qua các kênh thông thường”. 10 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học, ông Garrett Vygantas đã giúp các công ty vốn liên doanh mang các sản phẩm nghiên cứu y khoa ra thị trường.
Ông Vygantas cũng có những đánh giá sâu sắc đối với đời sống hoang dã; từng là một bác sĩ thú y, ông Vygantas đã có một chuyến đi kéo dài 10 tuần bằng xe tải lang thang qua các quốc gia Bostwana, Namibia, Zambia và Mozambique. Vào năm 2012, Vygantas bị đột quỵ khi ông nhìn vào sự khác biệt giữa hai giới mang lại. Vygantas lý giải: “Luồng suy nghĩ chợt ập đến trong tôi, rằng những con tê giác chủ yếu chết thảm bởi chiếc sừng của nó, chắc chắn sẽ có một nguồn cung sừng bằng kỹ thuật tổng hợp sinh học”.
Kỹ thuật tổng hợp sinh học
TS Garrett Vygantas, một nhà hóa sinh học tại San Francisco, chủ nhân công ty Ceratotech, đơn vị đang đảm trách sản xuất sừng tê giác từ tế bào gốc
Một năm sau đó, ông Garrett Vygantas đã nộp một bằng sáng chế cho một quá trình lấy các tế bào gốc của tê giác và thông qua kỹ thuật sinh học để biến chúng thành Keratinocyte, các tế bào sản sinh ra chất đạm keratin dùng để làm nên sừng tê giác. Công tác khoa học đứng đằng sau quá trình này gọi là “các tế bào gốc đa năng cảm ứng” (hay iPSCs), bằng cách lấy các tế bào trưởng thành và tái lập trình chúng trong tình trạng chưa trưởng thành mà có thể phát triển thành bất kỳ tế bào nào của cơ thể. Qúa trình này lần đầu tiên được phát triển bởi nhà khoa học người Nhật Bản tên là Shinya Yamanaka, người đã đoạt được giải Nobel Y học cho công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên cho mãi tới năm 2011, các nhà khoa học mới tập trung vào việc tạo ra iPSCs từ các tế bào con người hay chuột. Đó là khi Jeanne Loring, một nhà tiên phong được kính trọng trong lĩnh vực y học tái tạo, đã tạo nên iPSCs từ loài động vật đầu tiên đang bị đe dọa, đó là một con tê giác trắng phương Bắc tên là Fatu, có tiềm năng cho phép các nhà khoa học tạo ra trứng và tinh trùng tê giác mà rằng có thể được sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản nhằm tạo ra những loài động vật mới hoàn toàn.
Jeanne Loring đã nói với tôi (tác giả bài viết này): “Nếu chúng tôi có thể nắm bắt các tế bào gốc đa năng thì cầm chắc sẽ tạo ra tê giác trong tủ lạnh”.
Ông Garrett Vygantas không muốn tạo ra toàn bộ con tê giác, mà chỉ muốn tạo ra sừng của chúng. Công ty của ông, Ceratotech, hiện đang tiến hành các thí nghiệm phát triển những tế bào Keratinocyte thành một bộ khung nhằm bắt chước hình dạng giải phẫu của một cái sừng tê giác. Sản phẩm được tạo ra sẽ có tất cả các đặc tính y chang như một chiếc sừng tê tự nhiên.
Ông Vygantas gọi nó là “một công nghệ nền tảng” mà có thể được áp dụng cho toàn thể các chủng loài đang bị nguy cấp, như sản xuất ngà voi, vi cá mập hay dương vật hổ. Vào tháng 10/2014, công ty Ceratotech đã lọt vào vòng bán kết Cuộc thi thách thức công nghệ mạo hiểm (ETC) của nhà tỷ phú Richard Branson, và được mời đến khu nghỉ mát tư nhân đảo Necker của ngài Branson để thảo luận về công nghệ. Nếu ông Vygantas có thể sản xuất và bán những cái sừng tê tại châu Á thì ông hy vọng sẽ tránh nạn khai thác tận diệt bởi Công ước về buôn bán các loài động vật nguy cấp quốc tế (CITES).
Ông Vygantas tin rằng với sự tràn ngập của các loại sản phẩm kỹ thuật tổng hợp sinh học cũng đồng nghĩa rằng bọn săn trộm và các tập đoàn tội phạm có thuê mướn họ, sẽ bước chân ra khỏi thị trường. Ông khẳng định: “Có một cái giá nhân tạo trên những chiếc sừng tê do bởi những khó khăn từ thị trường. Nếu chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm này, luật kinh tế nói rằng giá thành của chúng sẽ sụt giảm”. Cộng đồng thường hay nghe về những đề tài kỹ thuật sinh học và địa chất, rằng các nhà khoa học quả quyết có thể khắc phục những vấn đề môi trường từ việc chống lại sự ấm lên trên toàn cầu, cho đến giảm sự tuyệt chủng, và phục hồi sự đa dạng sinh thái đã mất. Các tổ chức bảo tồn cũng trình bày quan điểm hoài nghi của họ. “Tôi nghĩ rằng nó làm gia tăng giá trị thực”, dẫn lời bà Ginette Hemley, phó chủ tịch cao cấp của Qũy động vật hoang dã thế giới (WWF). Bà Ginette chỉ rõ, với sự phong phú của các đồng hồ Rolex giả trên thị trường thì giá trị của đồng hồ Rolex thật vẫn không giảm.
Nhà khoa học Shinya Yamanaka, người đã đoạt được giải Nobel Y học vì đã nghiên cứu ra các tế bào gốc đa năng cảm ứng, hay iPSCs
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có vẻ như ông Garrett Vygantas đang đi trên một cái gì đó: tăng nguồn cung hơn là làm giảm nhu cầu mà có thể chỉ là thời gian phản hồi lại dịch săn trộm hiện tại.
Trong tháng 10/2014, tờ Conservation Biology đã đăng tải một bài báo, trong đó các tác giả phân tích những kịch bản chính sách và tác động của họ đến dân số loài tê giác trắng phương Nam. Việc hợp pháp hóa thương mại và bán hạn ngạch tê giác mỗi năm giúp cho các tổ chức thu về lãi ròng tới 1 tỷ USD/năm.
Nếu số tiền này được tái đầu tư vào những nỗ lực chống săn trộm thì dân số của loài tê giác có thể gia tăng 75% vào những năm tới. TS Michael Knight, chủ tịch của Tổ chức chuyên gia tê giác châu Phi (ARSG) thuộc Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), đã nói với tôi rằng đề án quản lý loài tê giác hoang dã của Vygantas cũng đáng để theo đuổi.
TS Michael Knight kết luận: “Tôi không nghĩ rằng nó là một sự thiếu đạo đức. Bạn đang cung cấp hàng hóa cho những người muốn mua nó cũng như bạn đang tạo ra hàng hóa theo một cái cách không gây tác động tiêu cực tới môi trường. Ai đã đánh giá cho thứ hàng hóa mà người châu Á sử dụng trong hàng ngàn năm qua?”.