UBND tỉnh 'phản pháo' vụ 'đại gia' tố chủ tịch tỉnh

UBND tỉnh 'phản pháo' vụ 'đại gia' tố chủ tịch tỉnh
TP - Sáng 24/10, UBND tỉnh Bình Dương đã có buổi gặp gỡ một số cơ quan báo chí để thông tin về vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Cty cổ phần Đại Nam tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

> Ông Chủ tịch tỉnh muốn ghi âm cán bộ vòi vĩnh là ai?
> Chủ tịch tỉnh kêu gọi DN ghi âm cán bộ vòi vĩnh

Một góc khu công nghiệp Sóng Thần 3 của Cty Đại Nam ở Bình Dương
Một góc khu công nghiệp Sóng Thần 3 của Cty Đại Nam ở Bình Dương.

Cụ thể, ông Dũng tố ông Cung về việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng khu công nghiệp Sóng Thần 3; không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái luật đất đai và không phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng Thần 3. Đây là vụ tố cáo gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua.

Theo đại diện Sở Xây dựng, Cty Đại Nam xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chia tách khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành khu công nghiệp Sóng Thần 3 và Khu đô thị Đại Nam từ 61 ha lên trên 130 ha như đã nói trên với mục đích là để hợp thức hóa diện tích đã phân lô bán nền.

Theo lời ông Dũng phát ngôn trên một số cơ quan báo chí trước đó, những hành vi của ông Cung (không phê duyệt, không cho chuyển nhượng-PV) đã “khiến dự án nhà ở cho hàng ngàn công nhân tại khu công nghiệp Sóng Thần 3 chậm triển khai, gây nhiều khó khăn cho Cty cổ phần Đại Nam”.

Tại buổi gặp gỡ, đại diện UBND tỉnh Bình Dương, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đã thông tin nhiều vấn đề liên quan đến quy hoạch chi tiết 1/500 khu đất ở rộng khoảng 61,5 ha nằm trong tổng thể dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 rộng hơn 300 ha. Đại diện UBND tỉnh cho rằng, việc quy hoạch chi tiết 1/500 mà ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo là không phù hợp với quy hoạch nên tỉnh không đồng ý.

Theo cam kết của chủ đầu tư là Cty Đại Nam, khu nhà ở trong quy hoạch khu công nghiệp Sóng Thần 3 được hiểu là khu nhà ở dành cho chuyên gia và công nhân thuê ở, chứ không phải là khu dân cư, vì theo chủ trương trong khu công nghiệp không có khu dân cư. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến 2009, dưới hình thức góp vốn, Cty Đại Nam đã tự ý phân lô bán nền khu ở có diện tích trên 61 ha.

Theo đại diện Sở Xây dựng, Cty Đại Nam xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chia tách khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành khu công nghiệp Sóng Thần 3 và Khu đô thị Đại Nam từ 61 ha lên trên 130 ha như đã nói trên với mục đích là để hợp thức hóa diện tích đã phân lô bán nền.

Việc kéo dài thời gian quy hoạch là do Sở Xây dựng xét thấy chưa thực sự cần thiết nên đã chậm trễ trả lời doanh nghiệp bằng văn bản cụ thể. Đó là một thiếu sót của Sở Xây dựng Bình Dương, theo đại diện sở này.

Việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là thẩm quyền của UBND tỉnh Bình Dương nhưng nếu phê duyệt quy hoạch chi tiết này thì sẽ phá vỡ quy hoạch chung của khu liên hợp và khu công nghiệp.

Trong khi đó, muốn phê duyệt quy hoạch chi tiết này phải điều chỉnh toàn bộ quy hoạch 1/2.000, nhưng nếu điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 lại thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ chứ không phải của tỉnh Bình Dương.

Trong bối cảnh đó, việc kéo dài thời gian quy hoạch là do Sở Xây dựng xét thấy chưa thực sự cần thiết nên đã chậm trễ trả lời doanh nghiệp bằng văn bản cụ thể. Đó là một thiếu sót của Sở Xây dựng Bình Dương, theo đại diện sở này.

Trước đó, ngày 21/10, ông Huỳnh Uy Dũng đã làm đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam. Trong đơn, ông Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung làm trái pháp luật gồm: “Hành vi không thực hiện phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 mà pháp luật buộc phải thực hiện sau 30 ngày từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ; hành vi không cho doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở hợp pháp dưới mọi hình thức trái điều 110 Luật đất đai và hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết khu Sóng Thần 3 của UBND tỉnh Bình Dương”.

Trong đơn, ông Dũng cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ “khẩn trương cho điều tra, xác minh nội dung tố cáo để xử lý dứt điểm tình trạng cá nhân lợi dụng quyền được giao làm khổ dân, làm khổ doanh nghiệp”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.