U23 Việt Nam: Chiến thuật 'bỏ đói' Công Phượng

Công Phượng ăn mừng bàn thắng vào lưới Myanmar trên sân Cẩm Phả.
Công Phượng ăn mừng bàn thắng vào lưới Myanmar trên sân Cẩm Phả.
Chiều nay, Công Phượng sẽ là gương mặt nhận được sự kỳ vọng lớn nhất. Bởi lâu nay, CĐV Việt Nam vẫn coi sự xuất hiện của “số 10” và những siêu phẩm của anh là điềm báo chiến thắng – điều mà thầy trò HLV Miura phải có để tiến vào chung kết.

Một tuần bị... 'bỏ đói'

Suốt 1 tuần trước trận bán kết, Công Phượng chỉ được cho ra sân 12 phút cuối trận gặp Thái Lan - khoảng thời gian quá ít để thỏa mãn một chân sút luôn khao khát chiến thắng. Ở vòng bảng, Công Phượng cũng không được HLV Miura cho ra sân nhiều. Tính ra, anh mới chỉ thi đấu đúng 214 phút. Thậm chí, từ hôm sang Singapore đến giờ, Công Phượng còn chưa có trận đấu nào được góp mặt trong đội hình một cách trọn vẹn. 

Việc HLV Miura dùng Công Phượng ở mức “tiết kiệm” đến thế trong các trận đấu đã qua ở SEA Games 28 có thể làm một số CĐV cảm thấy “chưa đã”, nhưng với những người hiểu thói quen cầm quân của chiến thuật gia người Nhật Bản thì đây là một nước cờ không hề xa lạ. Bởi, trong hơn 1 năm dẫn dắt các ĐTQG Việt Nam, ông Miura đã vài bận áp dụng chiêu “bỏ đói mãnh hổ”, tức là bất ngờ cất các chân sút lợi hại trên ghế dự bị một thời gian rồi sau đó, khi các “mãnh hổ” được trở lại trong những trận đấu quan trọng thì họ lập tức “gầm vang” để mang về kết quả thuận lợi cho đội nhà. 

U23 Việt Nam: Chiến thuật 'bỏ đói' Công Phượng ảnh 1

Trình diễn sức công phá cực đại

Ở vòng bảng, Công Phượng mới chỉ được ra sân 214 phút. Nhưng trong 214 phút ấy, U23 Việt Nam ghi được tới 10 bàn thắng. Tức là khi Công Phượng có mặt trên sân, hàng tấn công của U23 Việt Nam đạt hiệu suất cực cao, lên tới mức 21,4 phút/bàn thắng. Cần phải biết rằng, trong khoảng thời gian không sử dụng Công Phượng ở vòng bảng (326 phút) thì hàng tấn công của U23 Việt Nam chỉ đạt được hiệu suất ghi bàn là 36,2 phút/bàn thắng.

Hôm nay, sự xuất hiện của Công Phượng trong đội hình U23 Việt Nam sẽ khiến hàng thủ U23 Myanmar gặp lại cơn ác mộng mà họ từng trải qua trên sân Cẩm Phả trong trận giao hữu hồi tháng trước. Ở trận hòa 2-2 này, Công Phượng đã nhiều lần làm các hậu vệ Myanmar phải “quay cuồng” sau những pha đi bóng đậm chất ngẫu hứng, xuyên thẳng vào hệ thống phòng ngự của họ. Số 10 của U23 Việt Nam cũng có 1 bàn thắng trong trận đấu ấy nhưng có lẽ, sau khoảng thời gian bị “bỏ đói”, mục tiêu của anh trong trận đấu chiều nay có lẽ là phải nhiều hơn.

Chiều nay, Công Phượng còn được thi đấu cùng đối tác ưa thích - Mạc Hồng Quân và sự kết hợp của họ sẽ đưa sức công phá của U23 Việt Nam đạt mức cực đại. Ở vòng bảng, bộ đôi này mới có 138 phút kết hợp, nhưng “công thức” Q-P của HLV Miura được chứng kiến đến 8 bàn thắng, tức là U23 Việt Nam tấn công đạt hiệu suất “khủng khiếp” là 17,25 phút/bàn.

Chờ cái duyên Công Phượng lên tiếng

Trong trận đấu trên sân Cẩm Phả ngày 22/5, Công Phượng đã solo ấn tượng khi đi bóng hơn 40m loại hàng thủ Myanmar ghi bàn mở tỉ số. Hy vọng chiều nay, Phượng sẽ lại lên tiếng để kết liễu đối thủ, đưa U23 Việt Nam vào chung kết.

Theo Theo Bongdaplus
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.