Ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 7/3/2011, với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1 tỷ USD tại thời điểm đó).
Ông được tạp chí Forbes vinh danh vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD và đến tháng 3/2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Ông là người đứng đầu trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013 với tài sản 19.923,582 tỷ đồng.
Ông Phạm Nhật Vượng từng học tại trường THPT Kim Liên (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại trường ĐH Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.
Ông Trần Đình Long - người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013 với tài sản 4.153,184 tỷ đồng, được biết đến như là một doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông Long sinh tại Hải Dương. Hiện nay, ông nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
Ông Long tốt nghiệp Cử nhân kinh tế – ĐH Kinh tế quốc dân.
Bà Nguyễn Hoàng Yến là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam với giá trị tài sản 1.796,81 tỷ đồng. Bà Yến là thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc CTCP Hàng tiêu dùng Ma San (MSF), thành viên Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Ma San (MSN), thành viên Hội đồng quản trị CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo (Vinhhao), Chủ tịch Hội đồng thành viên CTCP Ma San PQ, thành viên Hội đồng quản trị CTCP Ma San, thành viên Hội đồng quản trị CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF).Giá trị tài sản trong bài này tính theo bảng Top 100 những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán năm 2013.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty FPT, tài sản 921,254 tỷ đồng.
Sinh năm 1956, ông Trương Gia Bình là sáng lập viên, Chủ tịch và là Tổng giám đốc của FPT trong hơn 20 năm (1988-2009). Ông từng là Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) từ năm 2001, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam (với số lượng thành viên lên tới 2500 doanh nghiệp trên 43 tỉnh thành của Việt Nam) từ năm 1998, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh (ĐHQG Hà Nội) từ năm 1995, và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT.
Cùng khoá 1970 đến 1973, trường THPT Chu Văn An còn có một tỷ phú khác là ông Bùi Quang Ngọc. Ông Ngọc là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty FPT, Phó Tổng giám đốc Công ty FPT, tài sản 536,244 tỷ đồng.
Bà Trương Thị Lệ Khanh Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Năm 2013 bà Khanh có tài sản 549,239 tỷ đồng.
Bà Khanh là cử nhân Kinh tế - ĐH Tài chính Kế toán TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), Tổng giám đốc REE, tài sản 294,293 tỷ đồng.
Bà Thanh tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Ngành Nhiệt lạnh tại CHLB Đức; Khóa huấn luyện Quản lý doanh nghiệp tại Nhật; Khóa huấn luyện và đào tạo Cán bộ Quản lý-Fullbright (Mỹ).
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes. Năm 2013 bà Liên có tài sản 305,840 tỷ đồng.
Ông Trần Mộng Hùng, Ủy viên HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), tài sản 257,772 tỷ đồng.
Ông Hùng tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP.HCM, ngành Ngân hàng.
Ông Trần Mộng Hùng.