Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến:

Tỷ lệ bao phủ BHYT gia tăng nhanh chóng

Mục tiêu đề ra là tới năm 2020, phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu bao phủ BHYT trên 90% dân số.
Mục tiêu đề ra là tới năm 2020, phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu bao phủ BHYT trên 90% dân số.
TP - Bà Nguyễn Thị Minh - Tổng giám đốc BHXH Việt Nam khẳng định: “Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những rủi ro về bệnh tật. Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội quan trọng. Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh (KCB) sẽ được Quỹ BHYT chi trả toàn bộ hoặc phần lớn chi phí”.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, BHYT là một chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt của Đảng và nhà nước ta. Sau 25 năm thực hiện, BHYT đã từng bước phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng.

Theo Bộ trưởng Y tế, BHYT khẳng định tính đúng đắn và phù hợp trong việc lựa chọn chính sách tài chính y tế, tạo nguồn tài chính bền vững cho chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng với những nỗ lực của ngành Y tế trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ, phương thức quản lý bệnh viện, điều chỉnh giá dịch vụ y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh, tới nay, sự nghiệp BHYT đã đạt được những kết quả rất quan trọng.

Trước hết, tỷ lệ bao phủ BHYT gia tăng nhanh chóng. Năm 2016 đã có 81,8% dân số tham gia BHYT, vượt 2,8 % so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho nhiều nhóm đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội tham gia BHYT như người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo.

Hai là, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà Nước, Bộ Y tế đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các đề án giảm tải bệnh viện, đề án bệnh viện vệ tinh, đề án y tế cơ sở, các quy định về cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, đổi mới thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh, đảm bảo môi trường y tế xanh - sạch - đẹp đã và đang phát huy hiệu quả; bước đầu giải quyết tình trạng quá tải, chất lượng khám chữa bệnh cải thiện rõ rệt, quyền lợi của người tham gia BHYT được bảo đảm theo quy định.

Ba là, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ trên cơ sở định hướng tài chính y tế chuyển dần từ cơ chế cấp ngân sách cho cơ sở khám chữa bệnh sang việc hỗ trợ người dân tham gia BHYT đã góp phần đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Quỹ BHYT là nguồn tài chính cơ bản cho hoạt động KCB, đóng góp vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, làm tăng tính chủ động, tích cực, tinh thần thái độ phục vụ và đổi mới phương pháp quản lý, đồng thời đã tạo điều kiện để phát triển chuyên môn kỹ thuật. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế còn góp phần đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT do không phải chi trả các khoản chi mà trước đây chưa được tính vào giá. Tỷ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ đã giảm từ 49% năm 2012 xuống còn khoảng 41% năm 2016. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Bốn là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, giám định và thanh toán chi phí được triển khai mạnh mẽ tại tất cả các cơ sở y tế thuộc các tuyến. Tới hết quý I/2017, gần 95 % cơ sở đã thực hiện liên thông dữ liệu giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT  là một bước tiến quan trọng trọng việc quản lý cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, đảm bảo công khai, minh bạch, góp phần quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, để thực hiện thành công mục tiêu BHYT toàn dân, bên cạnh sự nỗ lực ngành y tế, ngành Bảo hiểm xã hội còn cần tới sự phối hợp, chung tay của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức để giúp đỡ các gia đình còn khó khăn tham gia BHYT.

Bộ trưởng Tiến cho biết, vào ngày 20/10/2014, tại chương trình giao lưu “Chung tay vì sức khỏe Phụ nữ Việt Nam”, do Bộ Y tế phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tổ chức cùng chung tay giúp phụ nữ nghèo, cận nghèo mua thẻ BHYT với số tiền huy động trong năm là gần 17 tỷ đồng. “Hoạt động này đã trở thành một phong trào có ý nghĩa, lan tỏa tại nhiều địa phương, huy động các nguồn tài chính để giúp đỡ những người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHYT’, bà Tiến cho biết.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ cùng sự nỗ lực nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BHYT của Bộ Y tế, năng lực tổ chức thực hiện của BHXH Việt Nam và sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, chính quyền các địa phương, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân chúng ta sẽ phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu bao phủ BHYT trên 90% dân số vào năm 2020.

“Năm 2016 đã có 81,8% dân số tham gia BHYT, vượt 2,8 % so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho nhiều nhóm đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội tham gia BHYT như người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo”. 

 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.