Chiều 4.7, khi Sở GD&ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019. Ghi nhận chung cho thấy phần lớn các trường đều có mức điểm tăng hơn năm ngoái, đặc biệt các trường nội thành, mức tăng từ 0,5 đến 8 điểm. Trong đó, Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4) tăng gần 8 điểm, từ 15 điểm năm 2017 lên 22,75 điểm vào năm 2018.
Trước đó, chiều 13/6, tại buổi họp báo công bố điểm thi vào lớp 10 của gần 87.000 thí sinh do sở GD&ĐT TPHCM tổ chức, nhiều người đã bất ngờ vì điểm môn Toán được cho là thấp, với 44.631 bài dưới trung bình, chiếm trên 50%. Mặt bằng điểm thi môn tiếng Anh cũng không cao.
Vì sao điểm môn Toán thấp, mà mức điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường THPT ở TPHCM lại tăng?
Đầu tiên, phải kể đến ứng xử của sở GD&ĐT TPHCM với phụ huynh và học sinh. Ngay khi vừa công bố điểm thi vào lớp 10, TPHCM đã công phổ điểm của từng môn. Nếu điểm môn Toán và tiếng Anh thấp, nhưng bù lại điểm môn Văn lại cao, kéo theo tổng điểm 3 môn không thấp.
Ngoài ra, điểm chuẩn năm nay tăng còn do tỉ lệ chọi vào lớp 10 ở TPHCM tăng đột biến do số lượng thí sinh đăng ký quá đông (tăng gần 30.000 em so với năm trước).
Đặc biệt, thời gian học sinh TPHCM nộp hồ sơ nhập học được kéo dài 3 tuần, không phân biệt hồ sơ nộp sớm hay trễ. Việc này cũng giúp phụ huynh ở TPHCM có thêm thời gian lựa chọn trường phù hợp, cũng như giảm áp lực, căng thẳng trong việc chuẩn bị hồ sơ.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng tính toán và công bố luôn mức điểm chuẩn của cả 3 nguyện vọng. Theo đó, điểm chuẩn các nguyện vọng 2, 3 đều tăng hơn nguyện vọng 1 một điểm. Việc công bố cùng lúc điểm chuẩn của cả 3 nguyện vọng sẽ giúp thí sinh soi chiếu và chủ động trong việc chọn trường phù hợp để nộp hồ sơ nhập học.
Phụ huynh bị động
Trong khi đó, bức tranh tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội lại có một gam màu hoàn toàn khác.
Đầu tiên là từ trước đến nay Sở GD&ĐT Hà Nội chưa bao giờ có tiền lệ công bố phổ điểm từng môn thi cho huynh tham khảo.
Vì không biết phổ điểm nên phụ huynh không rõ điểm thi của con mình đứng ở vị trí nào nên năm nay điểm thi thấp, phụ huynh lại tưởng mình con mình thấp nên chạy khắp các trường ngoài công lập rải hồ sơ.
Vì phải rải hồ sơ ở các trường ngoài công lập nên phụ huynh mất không ít tiền. Có trường vài triệu, có trường lên đến chục triệu. Thậm chí có trường còn bắt phụ huynh cam kết không được rút hồ sơ trong 3 năm học.
Không chỉ mất tiền, hệ quả của việc này còn khiến phụ huynh chơi chứng khoán với điểm chuẩn tại trường ngoài công lập. "
Theo một chuyên gia giáo dục, chính việc Sở GD&ĐT Hà Nội không công bố phổ điểm nên phụ huynh không có “la bàn” để tìm trường cho con. Ai cũng nghĩ điểm của con mình thấp, không đủ điểm để xét nguyện vọng 1, 2 nên mới “rải” hồ sơ, nộp tiền phí ghi danh ở khắp các trường ngoài công lập.
Lẽ ra phụ huynh là người chủ động thì họ lại trở thành bị động trước mọi quyết định của các trường.
Không những thế, thời gian nộp hồ sơ của các trường thuộc sở GD&ĐT Hà Nội cũng rất vội vàng, chóng vánh. Mỗi đợt công bố điểm chuẩn phụ huynh chỉ được nộp hồ sơ trong thời gian 1 ngày đến 2 ngày, rất gấp gáp. Thậm chí với đợt 2, phụ huynh vừa phải đi rút hồ sơ trường này, nộp vào trường kia cũng chỉ được trong thời gian 1,2 ngày, gây khó khăn cho phụ huynh.
Trước những bất lợi đối với phụ huynh và học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội phải có hàng loạt văn bản xử lý vụ việc. Trong đó, có hai văn bản chấn chỉnh hai trường là THCS và THPT Tạ Quang Bửu và trường THPT Lương Thế Vinh.
Tuy nhiên, theo phản ánh của phụ huynh có con nộp hồ sơ vào lớp 6 và lóp 10 trường Lương Thế Vinh, Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết do điều kiện khác nhau mà các con không tiếp tục học tại trường Lương Thế Vinh nữa và đã rút hồ sơ nhưng số tiền mà các con đóng vào 6.070.000đ không được hoàn lại.
Ngày 3/7/2018 sở đã có công văn yêu cầu nhà trường hoàn trả lại tất cả phí mà các bậc phụ huynh đã đóng khi nộp hồ sơ.
“Khi chúng tôi đến thì được đại diện nhà trường thông báo chỉ trả lại tiền cho các hồ sơ rút sau ngày 3/7/2018. Còn trước ngày đó, không giải quyết” – phụ huynh cho hay.