Tuyển sinh 2020: Thách thức từ khối ngành sức khỏe

Sinh viên Khoa Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Diệp An
Sinh viên Khoa Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Diệp An
TP - Học phí tăng chóng mặt, khó dự đoán điểm chuẩn là những thách thức đối với những thí sinh lựa chọn học ngành y năm nay.                    

Dự kiến, ngày 17/9, cùng với khối ngành sư phạm, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo tối thiểu (điểm sàn) khối ngành sức khỏe. Các trường khối ngành y dược đều đưa ra dự báo điểm chuẩn năm nay sẽ tăng.Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM sử dụng đồng thời 5 phương thức xét tuyển, trong đó dành 30 chỉ tiêu xét điểm thi THPT. Nhưng trước tình hình xác nhận nhập học 4 phương thức trước đó, theo tính toán của khoa, chỉ tiêu xét điểm thi THPT còn khoảng 50% tổng chỉ tiêu. Đại diện khoa cũng dự đoán điểm chuẩn vào các ngành của khoa tăng ít nhất vài điểm. Năm 2019, điểm chuẩn các ngành ở mức 22,85 - 23,95 điểm.

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ năm nay tuyển 1.480 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu dự bị dân tộc 70, xét tuyển thẳng 6, còn lại xét điểm thi tốt nghiệp. Trường dự báo điểm chuẩn các ngành của trường năm nay cao hơn năm ngoái ít nhất 1 - 1,5 điểm. Riêng ngành y khoa, điểm chuẩn có thể tăng khoảng 2 điểm so với năm 2019.

Nhiều chuyên gia dự đoán, năm nay điểm chuẩn sẽ chỉ tăng ở một số ngành như sức khỏe, nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa học, dịch vụ - du lịch, nhà hàng, khách sạn, quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế, truyền thông, kinh tế quốc tế, kinh doanh đối ngoại... Các ngành khác điểm sẽ không tăng nhiều; nhiều ngành có rất thí sinh đăng ký.

Học phí tăng

Trường ĐH Y Dược TPHCM công bố mức học phí của năm học này cao nhất là 70 triệu đồng/năm ngành Răng hàm mặt; Khoa Y Dược - ĐH Quốc gia TPHCM có ngành có mức học phí lên đến 68 triệu đồng, khiến dư luận xôn xao vì đây là những trường công lập. Các trường tư thục ở khu vực phía Nam đào tạo y dược cũng thu học phí mức cao như ngành Y đa khoa (ĐH Tân Tạo) 150 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt (ĐH Hồng Bàng) 198 triệu đồng/năm. Lãnh đạo các trường đại học khối y, dược cho rằng, việc tăng học phí này là cần thiết khi các trường phải tự chủ tài chính.

Theo thống kê của phóng viên, các trường ĐH Y và trường ĐH có khoa y dược ở khu vực phía Bắc, miền Trung ở khối công lập đều chưa có đơn vị nào thực hiện tự chủ ĐH nên học phí đều theo quy định của Chính phủ với mức chung là 14,3 triệu đồng/năm. Khối trường ngoài công lập, học phí tùy theo quy định của từng trường và dao động từ 22 - 90 triệu đồng/năm.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên), hằng năm, thống kê ở trường cho thấy có 50-60% tân sinh viên nhập học đến từ khu vực miền núi và khu vực nông thôn nên phần lớn có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đó, xu hướng tất yếu của các trường ĐH là tiến tới tự chủ, vì thế, thời gian tới, sinh viên cũng phải tính đến điều này. “Có thể thấy, với sinh viên khu vực khó khăn, để học ngành y, sẽ phải đối diện với hai vấn đề: điểm chuẩn đầu vào cao, học phí sẽ tăng”, ông Sơn nói.

TS. Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo - trường ĐH Y Hà Nội, cho biết, các trường ĐH Y được tự chủ đã tăng học phí và nhóm ngành y đa khoa có chi phí đào tạo rất lớn. Trường ĐH Y Hà Nội vẫn thực hiện theo nghị định học phí của Chính phủ, tăng 10% hằng năm. Năm nay, học phí là 1.430.000 đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với chi phí đào tạo. Tuy nhiên, ông Tùng nói: “Hiện nay, cùng với xây dựng đề án tự chủ, trường cũng xây dựng lộ trình tăng học phí phù hợp với khả năng chi trả của người học và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước”.

Năm nay, điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng cao. Theo TS. Tùng, trong 3 năm trở lại đây, khi công bố điểm thi của tổ hợp xét tuyển, trường đã làm tròn 2 chữ số thập phân, sự khác biệt đến 0,01 điểm không lớn lắm. Do đó, ưu tiên thứ 2 của nhà trường là thứ tự nguyện vọng.“Ví dụ, những người cùng đạt điểm như nhau 28,75 nếu nguyện vọng 1 thì được ưu tiên hơn nguyện vọng 2. Do vậy, thí sinh thấy có cơ hội trúng tuyển nhưng ở mức thấp sẽ phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn nguyện vọng 1. Cùng điểm nhưng nguyện vọng khác nhau, cơ hội trúng tuyển khác nhau. Thí sinh nên mạnh dạn chọn nguyện vọng yêu thích lên số 1 phù hợp với số điểm mình có”, ông Tùng khuyên.

Bàn thêm về điểm chuẩn năm nay, TS. Tùng nói rằng, xu hướng điểm chuẩn Y đa khoa của trường ĐH Y Hà Nội cũng như cả nước đều tăng. Kinh nghiệm cho thấy học sinh từ miền Trung trở ra, nếu điểm khối B cao muốn học ngành Y nên chọn Y khoa Hà Nội;học sinh ở phía Nam nên chọn Y Dược TPHCM.

 
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.