Tuyển sinh 2020: Không 'đu' theo ngành hot

Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2020 vừa qua Ảnh: Như Ý
Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2020 vừa qua Ảnh: Như Ý
TP - Nên chọn ngành, chọn nghề như thế nào để sau 4 năm nữa ra trường không bị thất nghiệp là quan tâm của các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là hết hạn đăng ký hồ sơ thi và xét tuyển, vẫn có thí sinh băn khoăn không biết nên chọn ngành “hot” hay theo năng lực của mình. 

Nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường

Em Phạm Thị Anh Quân, học sinh Trường THPT Trưng Vương (Văn Lâm, Hưng Yên) nói chỉ có một sở thích là được theo đuổi ngành Ngôn ngữ tiếng Trung. Chính vì vậy Quân dự định đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ tiếng Trung, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH  Thăng Long.

“Em đam mê ngôn ngữ tiếng Trung từ bé và đã đi học thêm các khóa đào tạo tiếng Trung được một năm để chuẩn bị cho việc xét tuyển, theo học ĐH. Việc lựa chọn đăng ký xét tuyển theo yêu thích của em cũng được bố mẹ, và thầy cô giáo ủng hộ. Em mong muốn ra trường sẽ làm phiên dịch hoặc du lịch”- Quân chia sẻ.

Cùng trường với Quân, em Nghiêm Thu Hương cho biết sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn của trường ĐH Hà Nội. Tuy nhiên, Hương chưa có định hướng cụ thể sau này mà chỉ cố gắng thi đỗ vào trường ĐH, sau đó mới tính đến chuyện làm việc gì khi ra trường. 

Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương, PGS. TS Lê Thị Thu Thủy cho biết, qua các đợt tư vấn tuyển sinh cho thấy, năm 2020 xu hướng chọn ngành nghề không khác nhiều những năm trước nhưng thí sinh đã có sự lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. Những năm trước thí sinh căn cứ ngành nào điểm cao mặc định là ngành “hot” để nộp hồ sơ; năm nay nhiều thí sinh có học lực tốt, điểm học tập cao đã biết căn cứ theo năng lực, sở trường để lựa chọn ngành học.

 “Một ngành có rất nhiều trường đào tạo, vấn đề là thí sinh chọn ngành nào, trường nào là quan trọng. Vì vậy, trước tiên thí sinh nên chọn ngành theo học sau đó chọn trường. Ngoài ra, môi trường học tập, chất lượng đào tạo của trường đại học cũng là yếu tố để thí sinh cân nhắc lựa chọn”- PGS. TS Thủy cho biết.

Ðào tạo theo cam kết 3 bên

Việc đăng ký xét tuyển phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng  giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Thủy lợi, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, xu thế chọn ngành nghề của thí sinh vẫn hướng vào những ngành “hot” khối kinh tế, công nghệ, quản lý... Trong khi khối kỹ thuật nhu cầu nhân lực nhiều nhưng số lượng, xu hướng đăng ký xét tuyển chỉ ở mức vừa phải. Một trong những nguyên nhân do thông tin về ngành nghề cũng như tư vấn để thí sinh hiểu được ngành nghề khối kỹ thuật vẫn chưa tốt. Vì vậy, cần có sự tư vấn, thông tin thiết thực để thí sinh hiểu được nhu cầu các ngành nghề đào tạo, từ đó lựa chọn đăng ký xét tuyển hiệu quả.

Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long cho rằng, thí sinh đăng ký xét tuyển nên dựa trên cơ sở năng lực, mong muốn sở thích của chính các em. Mặt khác, ngưỡng chất lượng xét tuyển của cơ sở đào tạo cũng là yếu tố thí sinh cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, về phía cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo cần có phân tích tường tận để thí sinh, phụ huynh nắm bắt được nhu cầu nhân lực, xu hướng ngành nghề lâu dài, không phải thời điểm trước mắt. Vì vậy, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cũng như một số trường thực hiện hợp tác với doanh nghiệp và cam kết với sinh viên  theo kiểu cam kết ba bên: “nhà trường-sinh viên-doanh nghiệp” để chia sẻ nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho xã hội và giúp thí sinh nắm vững hơn những dự báo trong tương lai nhu cầu việc làm. Là trường có nhiều khối ngành kỹ thuật, với 2.400 chỉ tiêu, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải có 17 mã ngành xét tuyển trong năm 2020.

Ngoài phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường cũng đưa ra các phương thức xét tuyển khác như:  xét tuyển thẳng, xét tuyển theo học bạ THPT... Điểm đáng chú ý, để đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, tạo đầu ra cho thí sinh sau khi học xong ĐH, trường có 250 chỉ tiêu xét tuyển theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Sinh viên khi vào học sẽ được hỗ trợ học phí, học bổng, thực tập hưởng lương, tốt nghiệp có việc làm tại doanh nghiệp đặt hàng.

Cùng gắn với nhu cầu xã hội, trường ĐH Lâm nghiệp có hơn hai nghìn chỉ tiêu thuộc tám khối ngành đào tạo với nhiều phương thức xét tuyển như: Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển theo học bạ học tập THPT và xét tuyển thẳng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Theo đại diện trường ĐH Lâm nghiệp, thời gian qua, trường đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác trong việc hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu. Vì vậy, trong tuyển sinh năm 2020 nhà trường mở rộng xét tuyển theo đơn đặt hàng của bộ ngành và UBND các tỉnh, viện nghiên cứu, doanh nghiệp...

Để đăng ký xét tuyển hiệu quả, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương cho rằng thí sinh cần bảo đảm ba yếu tố: Thứ nhất,  không nên chọn ngành đăng ký xét tuyển theo trào lưu mà nên chọn ngành theo đam mê, phù hợp sở trường; thứ hai, trong đăng ký xét tuyển, để có thể đỗ vào ngành, trường mong muốn cần sắp xếp phù hợp các nguyện vọng; thứ ba, các trường đều có các kênh tư vấn khác nhau cho nên nếu thí sinh có gì thắc mắc nên mạnh dạn hỏi để có lựa chọn tốt nhất.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.