Tướng Ngọ qua đời, có thể đình chỉ điều tra vụ làm lộ bí mật

Ông Trương Việt Toàn (giữa) - chủ tọa phiên xét xử Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng) hồi tháng 1 vừa qua
Ông Trương Việt Toàn (giữa) - chủ tọa phiên xét xử Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng) hồi tháng 1 vừa qua
TP - “Thẩm quyền xử lý vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước giờ thuộc Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an. Có thể sẽ đình chỉ vụ án nếu xác định ông Ngọ là người liên quan duy nhất”.

Đó là khẳng định của thẩm phán Trương Việt Toàn - Phó Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội khi trao đổi với Tiền Phong. Ông Toàn chính là chủ tọa phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, em trai ông Dương Chí Dũng, người ra quyết định khởi tố vụ án trên ngày 8/1.

Ông là người ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, sau khi xem xét các yếu tố, nhất là lời khai của bị án Dương Chí Dũng cho rằng được Thứ trưởng Bộ Công an - ông Phạm Quý Ngọ “mật báo” bị bắt giam để bỏ trốn. Vụ án đó đang ở giai đoạn nào rồi, thưa ông?

Ngay khi khởi tố vụ án, tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ cùng các tài liệu liên quan sang Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để họ xử lý tiếp theo, căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thẩm quyền giải quyết vụ án này giờ thuộc cơ quan ANĐT - Bộ Công an.

Việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ vừa qua đời, vậy hướng xử lý tiếp theo của vụ án này sẽ như thế nào, theo thẩm phán?

Tôi đang nghĩ nhiều đến Điều 107 của Bộ luật Tố tụng Hình sự (những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự - PV), theo đó, nếu ông Ngọ được xác định là người duy nhất liên quan vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, vụ án sẽ phải đình chỉ.

Còn nếu cơ quan điều tra, qua xác minh, nhận thấy còn những đối tượng khác liên quan, nhưng chưa rõ là ai, họ vẫn tiếp tục thụ lý quyết định khởi tố vụ án để điều tra bình thường. Khi hết thời hạn điều tra mà vẫn chưa làm rõ được bị can, cơ quan điều tra có thể sẽ áp dụng Điều 160 Bộ luật Tố tụng Hình sự để tạm đình chỉ điều tra, xử lý sau.

Cảm ơn ông.

MỚI - NÓNG