Tuần tới sẽ có 'bão sao băng' với 1.000 sao mỗi giờ, trái đất có bị ô nhiễm?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mưa sao băng Tau Herculids có thể thắp sáng bầu trời Bắc Mỹ vào ngày 30 và 31/5. Có khả năng chúng đi qua phần dày nhất của mảnh sao chổi đang tạo ra các mảnh vỡ, trong trường hợp đó bầu trời đêm sẽ tràn đầy các ngôi sao băng.
Tuần tới sẽ có 'bão sao băng' với 1.000 sao mỗi giờ, trái đất có bị ô nhiễm? ảnh 1

Sao băng xuất hiện trên bầu trời hồi tháng 4 vừa qua

Theo Washington Post, nếu trận mưa sao băng xảy ra đúng cách, nó có thể dẫn đến một "cơn bão sao băng" ngoạn mục, trong đó Trái đất đi qua một khu rừng đặc biệt dày đặc thiên thạch, dẫn đến lên tới 1.000 ngôi sao băng mỗi giờ. Và như một phần thưởng, mặt trăng mới sẽ sáng rực và nằm trên chòm sao Hercules trên bầu trời phía bắc. Điều này có nghĩa là sẽ có ô nhiễm ánh sáng tự nhiên khi xuất hiện các sao băng.

Nếu sao chổi sinh ra bão sao băng với các mảnh vỡ di chuyển chậm hơn 321 km/giờ, sẽ không có gì đến Trái đất và sẽ không có thiên thạch nào từ sao chổi này, Bill Cooke, lãnh đạo văn phòng môi trường thiên thạch của NASA tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall ở Huntsville, Alabama, cho biết.

Các thiên thạch có thể nhìn thấy rõ nhất vào khoảng 2 giờ sáng theo giờ địa phương và để có cảnh đẹp nhất khi nhìn thấy chúng, mọi người tránh xa ánh đèn thành phố càng xa càng tốt. Mặc quần áo thoải mái, xịt thuốc chống muỗi và ngồi xuống bãi cỏ để nhìn lên bầu trời. Các vệt sao băng tốt nhất xuất hiện ở phía xa của tia sáng.

NASA cảnh báo: “Nếu sao chổi đến với chúng ta trong năm nay, các mảnh vỡ từ nó sẽ tấn công bầu khí quyển của Trái đất rất chậm, di chuyển với tốc độ chỉ 16 km mỗi giây. Các thiên thạch chậm hơn có xu hướng tạo ra những vệt mờ hơn trên bầu trời.”

Nếu bạn không thể bắt gặp bất kỳ trận mưa sao băng vào khoảng thời gian này, đừng lo lắng vì có rất nhiều trận mưa sao băng khác hàng năm, thông thường là sao băng Perseids, đạt đỉnh vào khoảng giữa tháng 8.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG