Mới đây, Công ty TCHN chính thức gửi tới các cơ quan báo chí, cơ quan có thẩm quyền những thông tin liên quan như sau:
Từ năm 2007, với mong muốn đưa mô hình biểu diễn thực cảnh thế giới về Việt Nam của lãnh đạo Tập đoàn Tuần Châu, Công ty TCHN đã đầu tư dự án “Khu Du lịch, Vui chơi Giải trí và Đô thị Sinh thái Tuần Châu tại Hà Nội”, trong đó có hạng mục “biểu diễn rối nước, biểu diễn thực cảnh”. Để triển khai ý tưởng này, Công ty TCHN đã nhiều lần mời các đạo diễn, các nhà biên kịch, các chuyên gia nghệ thuật nổi tiếng của thế giới đến Việt Nam để cùng bàn thảo phương án đầu tư chương trình thực cảnh tại dự án. Đồng thời bằng kinh phí của mình, Công ty TCHN cũng đã nhiều đợt đưa các đạo diễn Việt Nam đi tham quan các mô hình biểu diễn thực cảnh của các nước như: đoàn của NSND Trần Bình (Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam), Công ty Sen Vàng TP HCM và nhiều nghệ sỹ, đạo diễn nổi tiếng trong nước, trong số đó có đạo diễn NguyễnViệt Tú.
Ngày 16/11/2015, Công ty TCHN ký hợp đồng thuê Công ty DS tư vấn, thiết kế mỹ thuật, sáng tạo kịch bản, dàn dựng vở diễn thực cảnh “Ngày xưa” theo Hợp đồng nguyên tắc số 0111/2015/HĐNT/DS-TC.Trong quá trình triển khai,Công ty TCHN đã thanh toán cho Công ty DS 7,3 tỷ đồng trên tổng số trị giá hợp đồng và phụ lục là7,4 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng chochi phí phát sinh phục vụ biểu diễn.
Sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho Công ty DS, Công ty TCHN đã đề nghị Công ty DS bàn giao vở diễn nhưng Công ty DS đã từ chối bàn giao. Đồng thời, ngay trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực và chưa quyết toán, Công ty DS và ông Nguyễn Việt Tú đã tự ý đăng ký bản quyền chủ sở hữu đối với “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa”. Và ngày 31/08/2016, Cục Bản quyền Tác giả cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả số 4779/2016/QTG đối với tác phẩm viết “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa” là sản phẩm của Hợp đồng nguyên tắc số 0111/2015/HĐNT/DS-TC, theo đó, tác giả là ông Nguyễn Việt Tú, chủ sở hữu là Công ty DS.Ngoài ra, Công ty DS cùng cá nhân ông Nguyễn Việt Tú đã đơn phương tiến hành công bố tác phẩm mà không xin ý kiến của Công ty TCHN. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền tài sản của Công ty TCHN.
Sau nhiều lần liên hệ làm việc đề nghị thực hiện nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và trả lại quyền sở hữu “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa” nhưng đều bị từ chối, ngày 01/12/2017, Công ty TCHN đã lập Đơn khởi kiện Công ty DS.
Ngày 29/03/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thụ lý Đơn khởi kiện của Công ty TCHN với hai yêu cầu:
(i) Buộc Công ty DS trả lại quyền chủ sở hữu “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa” cho Công ty TCHN theo Hợp đồng đã giao kết và theo quy định của pháp luật
(ii) Buộc Công ty DS bồi thường thiệt hại các chi phí đã đầu tư cho vở diễn
Ngày 14/03/2019 vừa qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng giữa Công ty TCHN và Công ty DS. Tại phiên tòa, Công ty TCHN đã trình bày và chứng minh vở diễn thực cảnh Ngày xưa là sản phẩm của Hợp đồng nguyên tắc số 0111/2015/HĐNT/DS-TC, vàlà một phần trong quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt của Dự án Khu đô thị Du lịch Sinh thái và Vui chơi Giải trí Tuần Châu Hà Nội thuộc sở hữu của Công ty TCHN. Do vậy, Công ty TCHNkhẳng định Công ty TCHN là chủ sở hữu đương nhiên của “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa”. Theo đó, việc Công ty DS tự ý thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu là vi phạm hợp đồng, trái pháp luật và xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu của Công ty TCHN. Công ty TCHN cũng đã cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh các thiệt hại thực tế mà Công ty TCHN đã phải chi trả để xây dựng vở diễn, đồng thời yêu cầu Công ty DS bồi thường toàn bộ các thiệt hại này do vi phạm hợp đồng. Cũng tại phiên tòa, Công ty DS đã thừa nhận quyền chủ sở hữu “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa”của Công ty TCHN.
Sau khi các bên tranh luận, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đã đưa ra ý kiến kết luận phiên xét xử và đề nghị Tòa án chấp thuận yêu cầu thứ nhất của Công ty TCHN là buộc Công ty DS trả lại quyền chủ sở hữu “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa” cho Công ty TCHN, khẳng định “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa”là sản phẩm trực tiếp của hợp đồng đã được giao kết giữa hai bên, Công ty DS đã xâm phạm quyền chủ sở hữu của Công ty TCHN chiểu theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật SHTT 2005: “Tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu theo các quy định tại điều 20 và khoản 3 điều 19 Luật SHTT”. Đồng thời, đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị Tòa án chấp thuận một phần yêu cầu đòibồi thường thiệt hại các chi phí đã đầu tư cho vở diễncủa Công ty TCHN.
Trong phiên toà, Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã công bố văn bản giám định của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (Hội Nghệ sĩ) với ý kiến đánh giá kịch bản vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” của Công ty TCHN là sản phẩm phái sinh của kịch bản vở diễn “Ngày xưa”. Và đây cũng chính là cơ sở mà Công ty DS đòi Công ty TCHN phải thừa nhận “Tinh hoa Bắc Bộ” là tác phẩm kế thừa trên nền tảng của “Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa” và đòi hỏi các quyền lợi phát sinh từ vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ”. Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị Tòa án không chấp thuận yêu cầu này của Công ty DS bởi Công ty TCHN là chủ sở hữu kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa và có toàn quyền làm các tác phẩm từ“Kịch bản vở diễn thực cảnh Ngày xưa” theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật SHTT.
Về phía quan điểm của Công ty TCHN, thứ nhất Hội Nghệ sĩ không trực thuộc Cục Bản quyền, không phải là Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan thì mặc nhiên Hội Nghệ sĩ không có chức năng, thẩm quyền thực hiện giám định quyền tác giải đối với kịch bản hai vở diễn nêu trên. Do vậy, văn bản gửi Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội của Hội Nghệ sĩ hoàn toàn không mang giá trị pháp lí của một văn bản giám định quyền tác giả theo quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL. Do đó, không thể xem đây là một kết luận giám định để làm nguồn chứng cứ giải quyết tranh chấp giữa Công ty TCHN và Công ty DS.
Theo thông báo của Toà án, bản án của phiên toà này sẽ được tuyên vào ngày 20/03/2019. Tuy nhiên, sau khi kết thúc phiên xử ngày 14/03/2019, ông Nguyễn Việt Tú và một số cá nhân, tổ chức phát ngôn và truyền tải thông tin không đúng về vụ án làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty TCHN. Công ty TCHN sẽ bảo lưu toàn bộ các quyền luật định đối với các trường hợp đó và sẵn sàng thực hiện mọi trình tự, thủ tục để bảo vệ uy tín và quyền lợi hợp pháp của mình.
Công ty TCHN một lần nữa khẳng định rằng sẽ luôn tôn trọng, tuân thủ pháp luật và Công ty TCHN đã, đang và sẽ luôn kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu bị xâm phạm theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.