Tư thế ngủ nói gì về con người bạn?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Giấc ngủ chiếm 1/3 đời người. Khi bạn nhắm mắt, để cơ thể thả lỏng, nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ, bạn nghĩ lúc này mình không còn biết gì nữa, nhưng còn rất nhiều điều lý thú khi bạn vẫn đang “nạp năng lượng” vào bạn.

Khi ngủ não có hoạt động không?

Câu trả lời là có. Não bộ con người có hai phần là nhận thức và tiềm thức. Khi ngủ, chỉ có phần tiềm thức hoạt động. Não sẽ thu thập thông tin tiếp nhận ban ngày, sắp xếp lại chúng một cách khoa học và thậm chí còn loại bớt những thông tin không cần thiết. Cũng có thể nói giấc ngủ là khoảng thời gian để cơ thể học tập, sáng tác, phán đoán... Chức năng tư duy “tăng tốc” trong giấc ngủ để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong ngày hôm trước.

Ngủ bao nhiêu là đủ?  

Thời gian ngủ phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, không phải ai cũng ngủ 8h/ngày. Tùy thuộc vào độ tuổi, con người cần có thời lượng ngủ khác nhau: trẻ sơ sinh cần 16 tiếng ngủ mỗi ngày, trẻ từ 3-18 tuổi 10 tiếng, từ 19-55 tuổi 8 tiếng và 6 tiếng cho người trên 65 tuổi.

Khác biệt giữa nam và nữ khi ngủ

70% thời gian ngủ của đàn ông là mơ về những người đàn ông khác, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ là cân bằng.

Ngủ gây bất lợi cho sức khỏe

Ngủ sớm dậy sớm, ngủ sớm dậy trễ, ngủ trễ dậy sớm hay ngủ trễ dậy trễ, kiểu nào bất lợi cho cơ thể? Không có đáp án nào chính xác, vì đó là các thể dạng cá biệt về giấc ngủ.

Giấc ngủ chỉ trở thành bất lợi cho sức khỏe khi người ngủ vì công việc (trực đêm, lái xe đường dài…) nên không có giấc ngủ hợp với cơ tạng của mình. Cái khó chính là ở chỗ không hẳn ai cũng có thể chọn công việc cho phù hợp với thói quen nghỉ ngơi.

Phần nào của giấc ngủ quan trọng nhất cho sức khỏe?

1/3 đầu, 1/3 giữa, 1/3 cuối hay phần nào cũng quan trọng? Câu trả lời là 1/3 đầu của giấc ngủ. Điều này chỉ chính xác một cách tương đối, nếu có được giấc ngủ sâu đến độ có giấc mơ, đó là điều kiện tối ưu cho tiến trình phục hồi của cơ thể. Do đó, cố gắng làm sao để đừng bị quấy rầy khi vừa chợp mắt, vì nếu xảy ra rất khó tìm lại giấc ngủ. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa ở người cao tuổi.

Tư thế ngủ nói gì về bạn?

- Mỗi người có một tư thế ngủ riêng của mình. “Hãy nói cho tôi biết bạn ngủ kiểu gì, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào”.

- Ngủ hình con tôm: những người này có vẻ cục cằn ban đầu nhưng thực ra lại rất nồng nhiệt và tốt bụng. 

- Ngủ nghiêng thẳng: nhẹ dạ cả tin. 

- Ngủ nghiêng hơi co chân: luôn tỏ ra thoải mái nhưng thực ra rất hay nghi ngờ.

- Ngủ thẳng như khúc gỗ: kín đáo, dè dặt.

- Ngủ sấp: vui nhộn, hài hước.

- Ngủ hình sao biển: một người rất biết cách lắng nghe.

Ngủ tư thế nào là tốt nhất?

Nằm ngủ với tư thế nghiêng là tốt nhất. Đây là trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất cho cơ thể. Khi nằm nghiêng, thân hơi cong về phía trước, các khớp của chi được buông lỏng hoàn toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp cũng như hoạt động của tim.

Có ý kiến cho rằng: khi nằm nghiêng, thân và lưng gập lại sẽ không tốt cho cột sống. Hoàn toàn không phải như vậy. Ban ngày khi đi, đứng hoặc làm việc, các cơ lưng và cột sống phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng của cơ thể.

Vì vậy, khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống và lưng sẽ được thả lỏng, nghỉ ngơi, khôi phục lại độ đàn hồi và mềm dẻo của mình.

Chúng ta có “quen” người trong giấc mơ?  

Khoa học đã chứng minh, chúng ta chỉ có thể mơ về khuôn mặt của những người chúng ta đã từng gặp gỡ, bất kể ta có nhớ họ hay không. Do đó, cho dù là ai xuất hiện trong giấc mơ thì chắc chắn bạn đã từng gặp người đó.

Giấc mơ màu gì? 

Trên thế giới có 12% người thừa nhận họ chỉ luôn mơ các giấc mơ đen trắng. Con số này trước đây vốn rất cao, nhưng từ khi có sự xuất hiện của tivi màu, nhiều người đã “chuyển sang” mơ các giấc mơ có nhiều màu sắc.

Người mù vẫn có thể mơ 

Những người mù thực ra vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ và cảnh vật trong những giấc mơ của mình. Ngay cả đối với những người mù bẩm sinh, họ vẫn có những giấc mơ đặc biệt liên quan đến cảm xúc, âm thanh, cảm giác và mùi vị… thay vì các khung cảnh.

Nhớ giấc mơ đến đâu?

Trong một đêm, một người có thể mơ rất nhiều giấc mơ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ 5 phút sau khi tỉnh dậy, bạn đã quên mất 50% các giấc mơ của mình. 10 phút tiếp theo, 90% các giấc mơ sẽ biến mất khỏi trí nhớ.

Có thể sống thiếu ngủ?

Bạn nên nhớ, giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi người. Một người bình thường có thể nhịn ăn 2 tuần, nhưng chỉ 10 ngày không ngủ cũng đủ giết chết bạn đấy.

Các loài động vật thì sao?

Kỷ lục “vua ngủ” thuộc về loài gấu Koala ngủ khoảng 22 tiếng một ngày. Tiếp theo là loài dơi nâu với 19,9 tiếng và tê tê 18 tiếng. Ngược lại, có những loài động vật ngủ rất ít như các chú hươu cao cổ hay hoẵng và voi châu Á chỉ ngủ 2-3 tiếng một ngày mà thôi!

Đang ngủ ngon thì thức giấc

Lý do nào khiến người dễ ngủ nhưng đến 1-2 giờ sáng bỗng thức giấc rồi trăn trở đến sáng? 

Đứng hàng đầu là hậu quả của stress, nhưng theo bén gót là hậu quả của dao động nội tiết tố trong giai đoạn mãn dục nam, giai đoạn mãn kinh. 

Đối tượng từ tuổi 50, vì vậy cần được điều chỉnh nội tiết tố, thay vì vội vã dùng thuốc an thần rồi khó tránh lệ thuộc vào thuốc.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.