Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ'

TPO - Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang tổ chức triển lãm "Dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ", đây là một trong những hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2019).
Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 1

Cách đây đúng 65 năm, tại lòng chảo Điện Biên Phủ đã diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa quân và dân Việt Nam với quân Pháp. Các đơn vị của Quân đội Việt Nam siết chặt vòng vây, tiến đến tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày 7.5.1954. Đánh giá tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn nhận xét: “Chiến thắng Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 2

Triển lãm được chia thành 4 khu vực: Phần mở đầu - Giới thiệu hình ảnh, hiện vật thể hiện chủ trương quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu vực 2: Dốc sức cho Điện Biên; Khu vực 3: Điện Biên - Điểm hẹn quyết chiến, quyết thắng; Khu vực 4: Âm vang còn mãi.

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 3

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Công dân hỏa tuyến, Thanh niên xung phong làm nhiệm vụ sửa chữa đường trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (12/1953).

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 5

Khẩu tiểu liên STEN do ông Hà Văn Nhâm thu được trong trận đánh của quân Pháp nhảy dù tại Phi Lê (Thanh Hóa).

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 6
 
Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, quân đội thăm hỏi các chiến sỹ lập chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (1954).

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 8
 
Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 9

Một số hiện vật quý được trưng bày tại triển lãm.

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 10
 
Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 11
 
Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 12

Chiếc tay nải do ông Nguyễn Khánh Phần, dân công thôn Phù Mã, Phù Linh, Đa Phúc, Vĩnh Phúc dùng đựng gạo phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 13

Chiếc yên ngựa của đoàn dân công ngựa thồ huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã sử dụng để vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 14

Khách nước ngoài chăm chú đọc tùng dòng miêu tả về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 15
 
Tư liệu quý về 'Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ' ảnh 16

Dân công miền núi gánh lương thực vượt rùng phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Tin liên quan