Truy tìm nghi phạm thứ 2 vụ xả súng tại Mỹ

Truy tìm nghi phạm thứ 2 vụ xả súng tại Mỹ
TP - Aron Alexis, người từng phục vụ trong Hải quân Mỹ, xả súng tại căn cứ hải quân Navy Yard ngay giữa trung tâm thủ đô Mỹ, khiến 12 người thiệt mạng, 8 người bị thương, trước khi bị cảnh sát bắn chết sáng thứ Hai.

> Xả súng tại căn cứ Hải quân Mỹ, 13 người chết
> Mỹ rúng động vì 2 vụ xả súng liên tiếp, 6 người chết

Người đàn ông da màu 34 tuổi này từng bị cảnh sát bắt giữ năm 2004 do dính líu một vụ nổ súng, phục vụ trong lực lượng dự bị của Hải quân giai đoạn 2007-2011 rồi giải ngũ với cấp bậc hạ sỹ, sau nhiều vụ vi phạm kỷ luật. Sau đó, Alexis trở thành nhà thầu phụ cho hãng máy tính HP.

Aron Alexis
Aron Alexis.

Alexis vào căn cứ hải quân (rộng 41 mẫu, có hơn 18.000 người làm việc) bằng thẻ ra vào hợp lệ rồi xả súng vào những người bên trong tòa nhà, gây ra vụ thảm sát tồi tệ nhất trong căn cứ quân đội Mỹ, kể từ sự cố Fort Hood, bang Texas năm 2009. Vụ việc xảy ra lúc 8h20 (giờ địa phương) trong tòa nhà được bảo vệ cẩn mật của căn cứ hải quân nằm cách Nhà Trắng chưa đến 7km và cách đồi Capitol hơn 3km.

Thị trưởng Washington Vincent Gray nói rằng, không có dấu hiệu cho thấy đây là vụ tấn công khủng bố, nhưng cũng không loại trừ khả năng này. Số người thiệt mạng đều là nhân viên dân sự, tuổi từ 46 đến 73, chứ không phải quân nhân đang làm nhiệm vụ. Ngoài số người thiệt mạng, 8 người bị thương, trong đó có 1 cảnh sát và 2 phụ nữ thường dân.

Vào thời điểm gây án, Alexis là nhân viên của The Experts, công ty hợp đồng của Bộ Quốc phòng đang thực hiện dự án máy tính cho hải quân.

Các quan chức Mỹ thông báo, thủ phạm dùng 3 loại vũ khí, gồm 1 khẩu súng trường AR-15, 1 súng săn và 1 súng ngắn mà anh ta cướp từ một cảnh sát ở hiện trường.

AR-15 cũng là loại súng được sử dụng trong vụ giết người hàng loạt tại trường tiểu học Newtown, bang Connecticut năm ngoái khiến 20 học sinh thiệt mạng và trong vụ xả súng trong rạp chiếu phim Colorado khiến 12 người chết, 70 người bị thương.

Alexis được mô tả là tín đồ đạo Phật, từng nhiều lần tức giận và phàn nàn về Hải quân Mỹ, rằng anh ta là nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử. Alexis từng vi phạm pháp luật vài lần, trong đó có hai vụ bắn súng trái phép năm 2004 và 2010 ở thành phố Fort Wort và Seatle vì giận dữ, theo mô tả trong báo cáo của cảnh sát.

Giới chức Mỹ lúc đầu nói rằng, họ đang truy tìm kẻ tấn công thứ hai - người có thể đã ngụy trang bằng bộ đồng phục quân đội màu oliu xám. Nhưng đến cuối hôm qua, họ thông báo vụ xả súng chỉ có một thủ phạm. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói vụ xả súng đã cướp đi mạng sống của “những người yêu nước”, “bất kỳ kẻ nào gây ra hành động hèn nhát này sẽ phải chịu trách nhiệm”.

Vụ tấn công xảy ra 4 năm sau khi bác sĩ tâm thần trong quân đội Mỹ Nidal Hasan giết chết 13 người, làm bị thương 32 người tại căn cứ quân sự Fort Hood mà ông ta cho rằng đây là nỗ lực nhằm cứu mạng những người Hồi giáo ở nước ngoài. Hasan bị kết án tử hình vào tháng trước.

Gia Tùng
Theo BBC, CNN

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.