Trên FB của trường, nhiều sinh viên ngạc nhiên. Có người cho rằng đó là “cuộc cách mạng”, người lại nói “đây sẽ là trường đầu tiên của Việt Nam đưa môn thể thao quý tộc vào giảng dạy”. Một số ý kiến lo lắng “sinh viên lấy đâu ra tiền mua gậy Golf?”. Có người đặt câu hỏi “Học môn này để làm gì khi các môn thể thao khác như bơi lội… chưa được nhiều trường quan tâm?”. Hay đưa Golf vào dạy “tiếp tay cho việc mở thêm sân golf, gây ô nhễm môi trường, lấy đất canh tác của dân”…
Có nhiều ý xung kiến quanh việc trường này đưa Golf vào dạy. Tiết lộ nguyên nhân vì sao Golf được quan tâm, một sinh viên cho rằng, “ông chủ” trường này khoái chơi Golf “nên sinh viên mới có may mắn được học Golf!”.
Trước đó, trường Đại học Đông Đô cũng rầm rộ đưa tin ký kết hợp tác với các đối tác Nhật, Malaysia... trước mùa tuyển sinh năm nay.
Được biết, hệ thống cơ sở vật chất của trường này rất khiêm tốn, bao năm nay phải thuê mướn địa điểm dạy học và chất lượng đào tạo vẫn bị dư luận đặt câu hỏi. “Ông chủ” mới của trường đã thổi làn gió lạ vào trường bắt đầu từ việc “khẳng đinh chất lượng quốc tế” và dự kiến đưa môn Golf – môn thể thao xa xỉ, kén người chơi kể cả với đại chúng, chứ không riêng gì sinh viên, học sinh. Khi trả lời các ý kiến thắc mắc vì sao đưa Golf và dạy, người quản trị FB của trường này cho rằng: Rất lợi để sau này đi tiếp khách… Trước câu trả lời này, nhiều bình luận trên FB của Trường Đông Đô khôi hài rằng: “Khoa quan hệ quốc tế nên đưa môn Uống rượu vào dạy để tiếp khách…”.
Trước mùa tuyển sinh, các trường yếu lại nghĩ cách “câu” thí sinh. Có một câu chuyện cứ đến hẹn lại lên là cứ kết thúc kỳ tuyển sinh đại học cao đẳng, có khi 1 thí sinh nhận được hàng chục giấy báo trúng tuyển mặc dù họ không thi trường đó, khiến thí sinh và người nhà rất bối rối. Đó là cách mà các trường “khát” người học lấy danh sách và địa chỉ thí sinh dự thi các trường khác rồi gửi “tù mù ăn may” giấy báo mời đi học.
Năm nay không biết sẽ có thêm những “chiêu trò” gì để lôi kéo thí sinh.