Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp

TPO - Sáng 18/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 chính thức khai mạc. Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội.

Tham dự Đại hội còn có nhiều đại diện lãnh đạo Trung ương, khách mời cùng 349 đại biểu đại diện cho hơn 60.000 đảng viên trên toàn tỉnh.

Trước đó, Bộ Chính trị đã điều động, phân công, chỉ định ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp; giới thiệu để Ban chấp hành Tỉnh ủy Đồng Tháp bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp ảnh 1 Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp ảnh 2

Quang cảnh đại hội . ẢNH: HÒA HỘI

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp ảnh 3
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp ảnh 4 Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, tại Đại hội.
Đã tạo được phong trào khởi nghiệp trong nhân dân

Năm năm qua, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trong bối cảnh tình hình thế giới và Khu vực diễn biến phức tạp, nhiều mặt không thuận lợi, dịch bệnh, biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thế nhưng được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Trung ương và sự nỗ lực, đổi mới, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, sự thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đồng lòng thực hiện các chủ trương, chính sách, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, Tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng, hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X đạt kết quả cao, đời sống nhân dân được nâng lên, công tác xây dựng Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Một số lĩnh vực đột phá, trở thành động lực cho một số lĩnh vực khác, tạo kinh nghiệm cho những năm sau, mở ra giai đoạn phát triển mới.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp ảnh 5 Ông Lê Minh Hoan- Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội.
Đề án Tái cơ cấu ngành Công nghiệp, Nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phát huy hiệu quả. Chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng mang lại kết quả tích cực, tạo sự lan toả rộng khắp. Môi trường khởi nghiệp được quan tâm kiến tạo, từng bước tạo được phong trào khởi nghiệp trong nhân dân. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường; quan hệ hợp tác với nhiều nước, vùng lãnh thổ được chú trọng. Công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được đẩy mạnh.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X đã định hướng các mục tiêu quan trọng, trong đó, đã xác định 17 chỉ tiêu chủ yếu. Dự kiến thực hiện đạt và vượt 14/17 chỉ tiêu, 03 chỉ tiêu chưa đạt. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển khá toàn diện, xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất mới được hình thành, thay đổi cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm đạt 6,44%. Ước tính đến cuối năm 2020, giá trị GRDP ước đạt hơn 87.300 tỷ đồng, tăng gấp 1,53 lần so với năm 2015, GRDP bình quân đầu người đạt 54,55 triệu đồng (tương đương 2.292 USD), tăng 1,55 lần so với đầu nhiệm kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, đến cuối năm 2020, ước đạt trên 8.000 tỷ đồng, tăng bình quân 9,24%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 19,93% (năm 2015 là 17,4%), thương mại - dịch vụ chiếm 45,53% (năm 2015 là 42,7%), nông - lâm - thuỷ sản chiếm 34,54% (năm 2015 là 39,9%).

Khẳng định thương hiệu "Đất Sen Hồng"

Kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh và toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,57%, sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến theo định hướng Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phương thức sản xuất theo hướng hợp tác - liên kết - thị trường được hình thành, trở thành nhu cầu tất yếu trong xu hướng sản xuất mới, thay đổi tư duy, nhận thức và cách tiếp cận về sản xuất làm tiền đề cho giai đoạn sau.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đồng Tháp ảnh 6
Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch mở ra hướng tiếp cận mới cho nông dân, tạo nền tảng cơ bản thích ứng với biến đổi khí hậu. Giá trị chuỗi các ngành hàng chủ lực được nâng cao, các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ ngày càng lan toả, thu hút gần 50 dự án đầu tư, với hơn 5.300 tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn. Ước tính đến cuối năm 2020, có 96/115 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Mô hình Hội quán được hình thành và phát triển, tạo xu hướng mới trong hợp tác sản xuất. Đã có 100 Hội quán được thành lập ở 12 huyện, thành phố, phát huy tinh thần liên kết, gắn bó giữa các thành viên, tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo hướng thích ứng với thị trường, có 22 hợp tác xã được thành lập từ Hội quán. Phát triển kinh tế hợp tác luôn được quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, giai đoạn 2016 - 2020, thành lập mới 70 hợp tác xã, nâng tổng số trên địa bàn Tỉnh có 168 hợp tác xã đang hoạt động, tăng 24 hợp tác xã so với năm 2015.

Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, đi vào chiều sâu, nhiều ngành hàng chủ lực của Tỉnh tăng trưởng tốt. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm đầu tư. Đến nay, tỷ lệ lấp đầy 03 khu công nghiệp đạt trên 98%, 12 cụm công nghiệp đạt trên 76%. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống được quan tâm, hỗ trợ phát triển.

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch khá khởi sắc, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Tỉnh được đưa vào hệ thống phân phối bán lẻ của các đơn vị có uy tín trong cả nước. Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, tiềm năng du lịch được khai thác ngày càng hiệu quả, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Tỉnh.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) luôn đứng ở thứ hạng cao và 12 năm liền nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước, góp phần thu hút 178 dự án đầu tư trên địa bàn, với tổng vốn đăng ký hơn 18.000 tỷ đồng (có 08 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 1.889 tỷ đồng), nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 4.200 doanh nghiệp.

Hoạt động khởi nghiệp được triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả tích cực, tạo nên tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên nhiều lĩnh vực. Thực hiện chương trình khởi nghiệp sáng tạo, có 18 nhãn hiệu nông sản đặc thù của Tỉnh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.  

Mạng lưới đô thị của Tỉnh tiếp tục được mở rộng, phát triển, định hình rõ nét. Công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị được quan tâm, trong đó quy hoạch thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự theo hướng kết nối và tác động liên vùng, làm cơ sở để phân bổ nguồn lực, góp phần định hướng đầu tư và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đô thị. Toàn Tỉnh có 02 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 03 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V; tỷ lệ đô thị hoá đến cuối năm 2020 ước đạt 38%.

Hình ảnh Đồng Tháp được biết đến nhiều thông qua hình ảnh thân thiện và năng động, là điểm đến của nhiều du khách, khẳng định thương hiệu "Đất Sen Hồng", góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, xuất khẩu hàng hoá, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

MỚI - NÓNG