Một năm sóng gió của giá vàng
Mở cửa phiên giao dịch sáng 22/1, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 43,4 - 43,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua ngày 21/1.
Giá vàng miếng trong nước được Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức 43,4 - 43,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 220.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua ngày 21/1.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji niêm yết ở mức 43,45 - 43,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 300.000 đồng/lượng bán ra so với phiên giao dịch ngày 20/1.
Như vậy, giá vàng miếng trong nước đã neo giữ ở mức… vào phiên giao dịch cuối cùng của năm Kỷ Hợi 2019. Năm 2019 cũng đánh dấu một năm đầy sóng với giá vàng trong nước khi lên tới mức gần 45 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong vòng 9 năm qua. Giá vàng vọt lên đỉnh cao do tác động của bất ổn chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới và thương chiến Mỹ - Trung khiến nhà đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục Trưởng Thống kê nhận định, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng năm 2019 tăng 16,23% so với cùng kỳ năm 2018. Bình quân giá vàng năm 2019 tăng 7,55% so với năm 2018.
Sáng 22/1, giá vàng thế giới ở mức 1553,2 – 1553,3 USD/ounce, giảm 13 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá trung tâm ổn định
Trên thị trường tiền tệ, sáng 22/1 Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.170 VND, mức giá này tăng 12 đồng/USD so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 21/1.
Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD có xu hướng tăng nhẹ so với các phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 23.056 - 23.248 đồng/USD. Mức giá này tăng 2 đồng/USD ở chiều mua vào và tăng 10 đồng/USD ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày 21/1.
Tại ngân hàng Vietcombank (hội sở chính) giá USD được niêm yết với mức 23.070 - 23.240 đồng/USD. Mức giá này giảm 5 đồng/USD ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch hôm qua.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá đô la Mỹ năm 2019 tăng 0,99% so với năm 2018.
Tỷ giá trung tâm ghi nhận ở mức 23.170 đồng/USD vào ngày 22/1, trong khi đầu năm 2019 ở mức 22.825 đồng/USD. Đây là một diễn biến hết sức ổn định trong bối cảnh tỷ giá của các đồng tiền chính liên tục biến động mạnh. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng trong năm cũng chỉ dao động trong biên độ tương đối hẹp và dao động quanh tỷ giá mua vào của NHNN, ở mức 23.200 đồng/USD và sau đó là 23.175 đồng/USD.
Năm 2019, tỷ giá bật tăng đáng kể nhất là vào tháng 5 và 6, khi đồng Nhân dân tệ giảm mạnh kỷ lục trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang căng thẳng. Trong những tháng còn lại, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại luôn ở mức ngang hoặc thấp hơn tỷ giá mua vào của NHNN là ở mức 23.200 đồng/USD. Sự ổn định của tỷ giá hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp và giúp các chi phí sản xuất, hàng hóa không bị tăng giá. Từ đó, doanh tnghierong nước có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Một trong những yếu tố giúp bình ổn tỷ giá do NHNN kiểm soát tốt tăng trưởng tín dụng khiến cung tiền nằm trong tầm kiểm soát. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2019 thấp nhất 5 năm. Nguồn ngoại tệ dồi dào nhờ xuất siêu ở mức cao, vốn FDI giải ngân ở mức cao và tiếp tục tăng trưởng. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục gần 80 tỷ USD trong năm 2019.