Trước khi bị bắt, ông Tất Thành Cang dính những sai phạm nào?

Ông Tất Thành Cang tại cơ quan điều tra - Ảnh CACC
Ông Tất Thành Cang tại cơ quan điều tra - Ảnh CACC
TP - Quá trình điều tra những vi phạm trong việc phát hành cổ phiếu tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm liên quan của ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM.  

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy hành vi vi phạm của ông Tất Thành Cang đủ yếu tố cấu thành tội phạm “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Do đó ngày 16/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TPHCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang.

Sai phạm liên quan IPC

Như Tiền Phong đã đưa tin, sai phạm của ông Tất Thành Cang trong vụ bán 9 triệu cổ phiếu Sadeco cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần không thông qua thẩm định đấu giá đã gây thất thoát cho Sadeco 208 tỷ đồng. Ông Tất Thành Cang còn liên quan đến những sai phạm xảy ra tại IPC khi còn giữ chức Phó Chủ tịch UBND TPHCM.

Cụ thể, Thanh tra TPHCM xác định việc cổ phần hóa Công ty TNHH MTV phát triển khu công nghiệp Sài Gòn - IPD (100% vốn Nhà nước thuộc sở hữu của IPC) đã có nhiều sai phạm. Đáng chú ý như trong quá trình xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp và tiêu chí nhà đầu tư chiến lược, ông Tất Thành Cang đã có ý kiến chấp thuận trái quy định.

Tháng 6/2016, Tổng giám đốc IPD đề  nghị 2 phương án tỷ lệ vốn Nhà nước sau cổ phần hóa là 49% và 36%, tuy nhiên 3 tháng sau, ông Tề Trí Dũng (lúc này là tổng giám đốc IPC) lại đề xuất tỷ lệ góp vốn của Nhà nước tại IPD sau cổ phần hóa tăng lên 65% và sau đó tăng lên 75%. Đề xuất này được ông Tất Thành Cang chấp thuận.

Theo Thanh tra TPHCM, việc ông Tất Thành Cang chấp thuận tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tạm thời tại IPD là 65% sau đó tăng lên 75% là không đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và quyết định của UBND TPHCM.

Bên cạnh đó, trong việc tìm nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa IPD, ông Tất Thành Cang đã ký duyệt chấp thuận bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược do lãnh đạo IPC đề xuất. Việc này Thanh tra TPHCM cũng xác định là chưa đúng quy định khi IPC bổ sung thêm tiêu chí khi trình UBND TPHCM.

Sau khi cổ phần hóa, IPD đổi tên thành Công ty CP tiếp vận Đông Sài Gòn (ELS) với vốn điều lệ 652 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 489 tỷ đồng (chiếm 75% vốn điều lệ). Theo kế hoạch, ELS sẽ đầu tư xây dựng khai thác cảng Cát Lái. Tuy nhiên, công ty này lại ký hợp đồng góp vốn thành lập pháp nhân mới là Công ty CP Cát Lái - Đông Sài Gòn (ELS chỉ góp 20% vốn).

Với số vốn này, ELS không còn quyền chi phối, quyết định việc kinh doanh, khai thác cảng như mục tiêu cổ phần hoá ban đầu. Việc này Thanh tra TPHCM chỉ ra ELS đã thực hiện không đúng phương án cổ phần hóa được duyệt, có dấu hiệu làm trái quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Dính đến dự án đất đai

Ngoài ra, ông Tất Thành Cang còn liên quan đến vụ Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (một công ty thuộc sở hữu của Đảng bộ TPHCM) chuyển nhượng hơn 32 ha đất tại xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.

Theo quy định, chủ trương chuyển nhượng phải được Ban thường vụ Thành ủy xem xét, tuy nhiên ông Tất Thành Cang đã tự quyết, chấp thuận cho Hội đồng thành viên và tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận  quyết định, chịu trách nhiệm việc chuyển nhượng này.

Ý kiến chấp thuận của ông Cang  dẫn đến hậu quả Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận chuyển nhượng đất với giá thấp, gây nguy cơ làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Đồng thời việc chuyển nhượng không thông qua đấu giá là sai quy định pháp luật.

Liên quan đến phi vụ này, ông Tất Thành Cang đã bị Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy chế làm việc và kỉ luật. Đồng thời hành vi của ông Cang vi phạm quy định của Thành ủy TPHCM về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ TPHCM.

Theo Thanh tra TPHCM, việc ông Tất Thành Cang  chấp thuận tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tạm thời tại IPD là 65% sau đó tăng lên 75% là không đúng với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và quyết định của UBND TPHCM.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.