TPO - Đà Nẵng có cả 3 tuyến vận tải logistics chính là đường biển, đường hàng không và đường bộ. Tuy nhiên, ngành logistics ở địa phương này chưa đủ mạnh để tạo động lực cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như định hướng trở thành trung tâm logistics vùng.
TPO - “Thành phố sẽ thực hiện rà soát, đánh giá đầu tư đối với 9 dự án phát triển hạ tầng dịch vụ logistics đã được giới thiệu địa điểm để nhà đầu tư nghiên cứu lập, đề xuất dự án”.
TPO - “Để đón đầu các chuỗi cung ứng, cần tăng cường công tác triển khai dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố, trong đó đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác kêu gọi đầu tư của 6 dự án xây dựng trung tâm logistics" - đại diện Sở Công Thương TPHCM cho biết.
TP - Theo một số chuyên gia, để từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn vận tải thuỷ cho ĐBSCL, cần có sự phối hợp, hỗ trợ, hình thành hệ thống bến thuỷ nội địa hợp lý, đẩy mạnh liên kết logistics giữa các địa phương, thành lập các kho tập kết, lưu giữ, trung chuyển hàng hoá, hướng tới việc phục vụ một cảng biển trong khu vực.
TPO - Ông Ng Boon Teck - đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam - bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn xây dựng những "đường cao tốc" logistics, củng cố chuỗi cung ứng”.
TPO - Theo TS Trần Xuân Lượng, Hải Phòng có đầy đủ yếu tố về con người, đất đai tự nhiên và xã hội, có nhiều nét tương đồng với các mô hình đô thị cảng biển nổi tiếng thế giới như: Venezia- Italia; Thâm Quyến, Hạ Môn - Trung Quốc, Busan, Ulsan - Hàn Quốc… đây là cơ sở là bài học thực tiễn, để Hải Phòng hiện thực hóa Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
TPO - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó hình thành trung tâm logistics trung chuyển hàng hóa quốc tế tại Cảng hàng không Chu Lai - Quảng Nam.
TPO - 10 dự án Trung tâm logistics được Đà Nẵng quy hoạch và kêu gọi đầu tư sẽ là động lực để địa phương này phát triển dịch vụ logistics, kết nối hiệu quả với Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông - Tây.
TPO - Để Buôn Ma Thuột phát triển xứng tầm, UBND TP Buôn Ma Thuột đề xuất 12 dự án thiết yếu, cấp bách cần đưa vào bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược cả về quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng Tây Nguyên.
TPO - Để tăng công suất bốc dỡ hàng và phát triển dịch vụ logistics, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố, trong đó đặt mục tiêu trong năm 2022, xây dựng thêm 2 cảng cạn.
Trong bối cảnh ngành logistics Việt Nam còn nhiều tồn tại, chưa phát huy được hết tiềm năng, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, việc xây dựng Trung tâm Logistics và cảng cạn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và kết nối công nghệ 4.0 độc đáo, mới lạ tại Việt Nam được coi là “điểm sáng” trong bức tranh toàn cảnh ngành logistics.
TPO - Trung tâm logistics hàng không tại Cần Thơ sẽ là trung tâm hiện đại, có tổng công suất cuối cùng với kho ngoại quan là 200.000 tấn/năm, ga hàng hóa kéo dài 100.000 tấn/năm, trung tâm phân phối 200.000 tấn/năm... Dự án có tổng mức đầu tư 82,9 triệu USD, tương đương hơn 1.935 tỷ đồng.
TP - Cần Thơ được Chính phủ lựa chọn là nơi để xây dựng trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 242ha tại khu vực cảng Cái Cui (Q.Cái Răng). Tuy nhiên, việc bắt tay thực hiện đang gặp nhiều trở ngại bởi sự thờ ơ của những doanh nghiệp trong cuộc.