Trung Quốc: Tuyển người tình về nhà ăn Tết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Những người đơn côi ở Trung Quốc đang bị áp lực lớn về cuộc sống hôn nhân từ gia đình, họ hàng, bạn bè. Vì thế, nhiều người muốn tìm cho mình một người bạn khác giới để cùng về nhà đón xuân với mong muốn "làm đẹp mắt người thân".

Hiện nay, có hàng chục triệu thanh niên Trung Quốc đang độc thân. Nguyên nhân là do mất cân bằng giới tính, chi phí cưới ngày càng cao, không hòa hợp lối sống…

Những người đơn côi ở Trung Quốc đang bị áp lực lớn về cuộc sống hôn nhân từ gia đình, họ hàng, bạn bè. Thời điểm tết nguyên đán cận kề, nhiều người đã lo sốt vó khi muốn tìm kiếm cho mình một người bạn khác giới để cùng về nhà đón xuân với mong muốn "làm đẹp mắt người thân".

Trong số những người trên, có một nữ đại trí thức xinh đẹp cũng đang muốn tuyển bạn trai về nhà ăn tết cùng.

Trung Quốc: Tuyển người tình về nhà ăn Tết ảnh 1

Nữ tiến sĩ xinh đẹp họ Vương bị nhiều nam thanh niên "ném đá".

Khác hoàn toàn hình ảnh cứng nhắc, già nua với những cặp kính dày cộp của người trí thức thông thường, vị nữ phó tiến sĩ trẻ trung, hấp dẫn và "xài" đồ hiệu này khi tuyển bạn trai đã nhanh chóng gây được sự chú ý.

Báo Thanh niên Bắc Kinh vừa có một cuộc trò chuyện ngắn cùng cô phó tiến sĩ xinh đẹp họ Vương này. Được biết, cuộc trò chuyện bắt nguồn từ cơn sốt "thái hậu phó tiến sĩ", là một trò đùa không ác ý của một người bạn khi đăng tải cô trên mạng xã hội weibo cùng 12 tấm ảnh với lời trích dẫn: "Nữ phó tiến sĩ tuyển bạn trai cùng về nhà ăn tết".

Chính cô Vương cũng đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi bắt gặp những hình ảnh của mình không chỉ liên tục được chia sẻ trên trang mạng xã hội weibo mà còn tạo ra sự chú ý với các trang thông tin online khác.

Không ít "cánh mày râu" đã đăng tải hình ảnh của cô nàng với câu hỏi: "Bạn có tình nguyện cưới phó tiến sĩ về làm vợ không?". Ngay lập tức, có đến 1.700 trên tổng số 6.000 người tham gia bày tỏ không muốn lấy nữ tiến sĩ họ Vương làm vợ.

Dân mạng đã hồi đáp nữ tiến sĩ với rất nhiều lý do như: " Nếu lấy cô Vương, sống bên nhau sẽ thấy áp lực lớn quá, vì đã áp lực công việc ngoài xã hội rồi nên không muốn bị áp lực tại nhà", "Không lấy nổi, không xứng", "Khoảng cách quá lớn sẽ không có cảm giác hạnh phúc", "Đã là tiến sĩ lại còn là mỹ nữ, khó mà chinh phục được, có chinh phục được cũng khó bền vững"…

Khác với hình ảnh đại trí thức gắn liền với cặp kính dày cộp, cứng nhắc thì vị phó tiến sĩ chưa đầy 30 tuổi này lại rất xinh đẹp, nhanh nhẹn, thời thượng. Cô trang hoàng cho mình những món đồ hiệu không chỉ gây bất ngờ mà còn khiến không ít người bán tín bán nghi về trình độ thực tế của cô.

Được biết, cô Vương học hết đại học tại Trung Quốc sau đó hoàn thành bằng thạc sĩ, phó tiến sĩ tại nước ngoài. Hiện tại, cô đang thực hiện nghiên cứu về răng, xương tại đại học Leeds Metropolitan, thành phố Leeds, Anh quốc.

Khi được hỏi về cảm nhận là cái nôi của sự chú ý và trở thành chủ đề bàn tán trong cộng đồng mạng xã hội, cô Vương chia sẻ : "Tôi cảm thấy cũng tốt, tôi hi vọng rằng, thông qua những hình ảnh của mình, mọi người có thể phần nào có cách nhìn khác về những người ham mê ngành nghề nghiên cứu, có học vị cao và nhất là khi chúng tôi là phụ nữ".

Nữ tiến sĩ cho biết, cô không hề đăng ảnh tuyển người yêu trên mạng mà bị lấy trộm. Nhưng cô cũng rất tò mò muốn biết tại sao lại có nhiều người không muốn cưới cô làm vợ như vậy.

Cũng như ở các nước phương Đông khác, tại Trung Quốc, nhiều phụ nữ ở các thành phố lớn hiện đổ xô ra nước ngoài lĩnh hội nền giáo dục tiên tiến. Họ cống hiến tuổi xuân của mình trên giảng đường, phòng thí nghiệm để lấy học vị, học hàm cao với hi vọng có tương lai sáng hơn.

Một số phụ nữ đã kết hôn với người nước ngoài để thuận tiện cho công việc cũng như hưởng thụ xã hội văn minh. Số khác về nước để xin việc và chăm sóc bố mẹ, do chính sách một con. Tuy nhiên, khi trở về quê hương họ gặp phải rào cản thu nhập, lối sống, định kiến…

"Những người từng sống và học tập ở nước ngoài khi về nước gặp nhiều trắc trở để kết hôn vì họ khó tìm thấy cho mình một trung nhân vừa ý: về kiến thức, cách sống...

Phụ nữ từng học tập ở nước ngoài thường thực tế, có đòi hỏi cao, cách nghĩ thoáng trong khi nhiều nam giới Trung Quốc còn khá bảo thủ, gặp những đối tượng như trên họ "kính nhi viễn chi".

Do vậy, hai bên khó tìm được điểm chung"- nhà xã hội học Lâm Thanh Hoa tại Viện xã hội học Nam Kinh nhận định. Chuyện con cái sống độc thân đang làm đau đầu các bậc phụ huynh ở Trung Quốc, nhất là những người có quan điểm về nối dõi tông đường.

Theo Trường Minh

Theo Công an nhân dân
MỚI - NÓNG