Trung Quốc dùng công nghệ chống tham nhũng

Trung Quốc dùng công nghệ chống tham nhũng
TP - Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc vừa công bố báo báo nói rằng, chính quyền các cấp ở nước này gần đây áp dụng công nghệ trong phòng chống tham nhũng, như quy trình xác nhận trực tuyến, hệ thống thống kê hối lộ…

> Quan chức chống tham nhũng nhảy lầu tự tử
> Quan tham thuê người ‘dập tin’ trên mạng

Năm ngoái, hệ thống theo dõi các trường hợp đưa hối lộ của các doanh nghiệp và cá nhân được đưa vào sử dụng, từ đó giúp các công tố viên dễ dàng kiểm tra trực tuyến thông tin về việc đưa và nhận hối lộ.

Theo báo cáo, phương pháp này giúp Trung Quốc đạt được tiến bộ lớn trong việc ngăn ngừa hối lộ.

Chính quyền tỉnh Hải Nam áp dụng hệ thống trực tuyến ngăn ngừa quan chức can thiệp quá trình cấp phép, kiểm tra hành chính, còn chính quyền thành phố Ningbo, tỉnh Chiết Giang đưa vào sử dụng hệ thống giám sát hành chính điện tử.

Ông Lu Yanbin (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc) nói rằng, sử dụng công nghệ để chống tham nhũng ngày càng hiệu quả và sẽ tiếp tục được nhân rộng trong năm nay.

Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, đang xây dựng cơ sở dữ liệu có thể tích hợp thông tin từ các cơ quan thuộc chính quyền thành phố như sở cảnh sát, thuế vụ, nhà ở… Kho dữ liệu này sẽ thể hiện những điều bất thường để giúp phòng tránh sai phạm.

“Tại Trung Quốc, những công nghệ như vậy mới chỉ ở giai đoạn đầu. Các cơ quan liên quan cần hợp tác để chia sẻ thông tin trên hệ thống và bảo vệ cơ sở dữ liệu”, ông Lu nói.

Giáo sư Zhou Shuzhen (Đại học Nhân dân Trung Quốc) nói rằng, năm ngoái, công nghệ đã giúp phát hiện một số trường hợp tham nhũng liên quan quan chức nước này.

“Đối với cơ quan kiểm tra - kỷ luật, công nghệ hiệu quả trong việc tìm kiếm manh mối tham nhũng và cho phép công chúng giám sát”, bà Zhou nhận định.

Các hệ thống công nghệ, kỹ thuật có thể giúp quần chúng “nhìn thấy” và “cảm thấy” quyết tâm và hoạt động chống tham nhũng của chính quyền trung ương cũng như địa phương.

Tuy nhiên, công nghệ hữu dụng hơn trong giai đoạn đầu của công tác chống tham nhũng, không thể coi là cách chính để giải quyết vấn nạn tham nhũng của Trung Quốc, bà nói.

Giáo sư luật Yang Xiaojun (Viện Quản trị Trung Quốc) cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng nếu những người phụ trách công nghệ không áp dụng thành thạo hoặc họ lại lạm dụng hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu… “Chìa khóa của vấn đề phải là làm sao khuyến khích người dân giám sát quan chức và đảm bảo tính thực thi của các luật lệ, quy định liên quan”, ông Yang nói.

Bình Giang
Theo China Daily, Xinhua

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.