> Trung Quốc sắp đóng tàu hải giám siêu trọng
Không còn là điều bí mật với bất cứ ai, Trung Quốc đang nỗ lực phát triển các lực lượng vũ trang của mình, trong đó có hải quân.
Thường xuyên xuất hiện những thông tin về việc hạ thủy hay đưa vào biên chế của hải quân những hạm nổi hoặc tàu ngầm mới. Nhưng khi nói về những thành công của mình, các nhà quân sự Trung Quốc thường không tiết lộ hầu hết những điều cụ thể về dự án này hay dự án khác.
Vì vậy một số điều đáng quan tâm về trang bị kỹ thuật quân sự mới chỉ được làm sáng tỏ sau một khoảng thời gian nào đó, khi trang bị đã được khởi công chế tạo hoặc đưa vào sử dụng.
Điều tương tự cũng xảy ra với tàu ngầm dự án “Kiểu 032” của Trung Quốc (Phương Tây ký hiệu là QING-Class). Cho tới thời điểm gần đây, việc tồn tại dự án này mới được biết tới. Nhưng mấy ngày trước đây blog Chinese Military Review mới công bố những tư liệu khá thú vị, mà chiếc tàu ngầm mang số hiệu “201” chiếm kỷ lục.
Trên biểu trưng được công khai với các số liệu của con tàu này đã cho thấy, nó có lượng giãn nước khi nổi gần 3.800 tấn và khi lặn sâu là 6.628 tấn. Nếu xét về khía cạnh thiết bị động lực, thì đây chính là chiếc tàu ngầm tàu ngầm diesel-điện lớn nhất thế giới.
Theo kích thước của mình, chiếc tàu ngầm dự án 032 cũng vượt các con tàu cùng loại của nước ngoài. Chiều dài thân tàu trên 92 mét, chiều rộng-gần 10 mét. Chiều cao tối đa hơn 17 mét, mớn nước-6,85 mét.
Xin nêu ra một vài chi tiết để tiện so sánh, các tàu ngầm diesel-điện dự án 636 “Varshavianka” của Nga có chiều dài thân tàu gần 74 mét và chiều rộng gần 10 mét. Trong khi đó, lượng choán nước của các tàu ngầm Nga ở trạng thái lặn sâu không vượt quá 3.100 tấn. Như vậy theo thông số cuối cùng, con tàu ngầm của Trung Quốc vượt các tàu ngầm Nga tới hơn 2 lần.
Vỏ ngoài bền chắc của con tàu ngầm Trung Quốc cho phép lặn xuống độ sâu 160 mét (độ sâu công tác), và khi cần thiết tới 200 mét. Thiết bị động lực kết hợp các động cơ diesel và các động cơ điện, loại hiện nay chưa công bố, đẩy tàu chạy ở trạng thái nổi với tốc độ gần 10 hải lý. Ở trạng thái lặn sâu, tàu ngầm có vận tốc tối đa không quá 14 hải lý.
Những số liệu về khả năng tự bảo đảm của chiếc tàu ngầm Trung Quốc mới rất thú vị. Nếu thủy thủ đoàn tiêu chuẩn trên tàu gồm 88 người thì nó có thể lặn dưới biển tới 30 ngày đêm. Nếu thủy thủ đoàn tăng lên tới 130 (hay 200) người thì khả năng tự bảo đảm giảm xuống còn 5 (hoặc 3) ngày đêm. Đồng thời, theo những gì đã biết, thời hạn hải hành tự lập bị rút ngắn không phải vì không có đủ dự trữ nhiên liệu, mà vì “tiêu hao” nhiều thực phẩm.
Theo những nguồn tin khác nhau, dự án “Kiểu 032” được bắt đầu nghiên cứu vào năm 2005 và có nhiệm vụ thay thế cho chiếc tàu ngầm duy nhất thuộc dự án 031 trước đó.
Theo dự án 031 vào đầu thập niên 1960 chỉ đóng duy nhất một tàu ngầm diesel-điện. Thật tuyệt vời, trên thực tế nó chính là chiếc tàu ngầm Xô viết dự án 629, được chuyển giao cho Trung Quốc ở dạng chưa hoàn thiện từ nhà máy số 199 (Komsomol-Amur).
Các nhà kỹ nghệ đóng tàu Trung Quốc đã hoàn thiện con tàu và trang bị cho nó theo các kế hoạch của mình. Chiếc tàu ngầm này có số hiệu “200”, đã được sử dụng để nghiên cứu các công nghệ liên quan tới việc chế tạo các tên lửa đạn đạo của tàu ngầm.
Cụ thể là, chiếc tàu ngầm duy nhất thuộc dự án 031 đã tiến hành phóng thử nghiệm các nguyên mẫu một số loại tên lửa. Nhưng con tàu ngầm diesel-điện này là mẫu thử ngiệm độc nhất không được sử dụng để phục vụ hay trực chiến trên biển và đại dương. Trong nhiều nguồn thông tin có những khẳng định, vì vai trò nói trên, tàu này không có một số thiết bị chuyên dùng như các tàu ngầm khác được trang bị.
Vì thế chiếc tàu ngầm mới, mà trên đó sử dụng những công nghệ và chất liệu hiện đại đã được chế tạo. Dự án 032 đã được bắt đầu nghiên cứu vào giữa thập niên trước, và sau vài năm, được định hướng vào năm 2008, được khởi công tại một nhà máy của Công ty công nghiệp đóng tàu Vũ Xương (thành phố Vũ Hán).
Mùa thu năm 2010 con tàu được hạ thủy. Hai năm tiếp theo tàu được chạy thử. Ngày 16.10.2012 nó được chính thức đưa vào biên chế của lực lượng Hải quân PLA Trung Quốc.
Cũng giống như con tàu ra đời trước đó, tàu ngầm “201” sẽ được sử dụng để nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và thử nghiệm vũ khí.
Trên một tấm hình được công bố gần đây đã mô tả bằng sơ đồ phương pháp phóng thử nghiệm: 2 bệ phóng kiểu giếng lò dành cho tên lửa đạn đạo được bố trí bên trong thân tàu, mui tàu và lan can cuối cùng. Như vậy, chiếc tàu ngầm mới sẽ chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ thử nghiệm, bởi vì cơ số đạn dược chỉ có 1 hoặc 2 tên lửa sẽ không đủ cho hoạt động tác chiến. Cũng có những giả thuyết được đưa ra: trên tàu ngầm dự án 032 các hệ thống khác có thể được thử nghiệm. Các kích thước của vỏ tàu, trong đó có thể bố trí các trang thiết bị khác nhau, sử dụng cho cả tàu ngầm hạt nhân, đã chứng minh cho sự có lý của giả thuyết này.
Có thông tin về những kế hoạch của các nhà kỹ nghệ đóng tàu và quân sự về việc sử dụng “201” làm bia để thử nghiệm thủy lôi.
Một điều đáng quan tâm trong thiết kế con tàu mới là các hệ thống cứu hộ tân tiến. Dự án 032 lần đầu tiên trong thực tiễn Trung Quốc có ý định sử dụng khoang cứu hộ nổi. Như thấy được trên các bức ảnh hiện có, thiết kế khoang cứu hộ trong chừng mực nào đó giống như trên những tàu ngầm của Nga.
Các kế hoạch của Bộ tổng tư lệnh Trung Quốc liên quan tới việc sử dụng chiếc tàu ngầm diesel-điện mới, hiện nay chưa được tiết lộ. Có thể trong thời gian sắp tới nó sẽ nhận được các trang thiết bị phù hợp và không bao lâu nữa sẽ bắt đầu hoạt động. Mặt khác, một chiếc tàu ngầm chạy thử có thể phải chờ đợi vài năm không có nhiệm vụ cụ thể, như điều này đã từng xảy ra với con tàu dự án 031 trước đó. Rất có khả năng, hiện nay ở Trung Quốc một loại tên lửa đạn đạo mới nào đó dùng trang bị cho các tàu ngầm đang được chế tạo. Và “201” sẽ tham gia thử nghiệm những tên lửa đó như là một giá thử nổi bập bềnh. Nhưng các thông tin chính xác về việc này sẽ xuất hiện muộn hơn, khi chiếc tàu ngầm diesel-điện lớn nhất thế giới đã bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ mà nó được giao. |
Đỗ Ngọc Inh
Theo “Bình luận quân sự” Nga