Trung Quốc chỉ trích Mỹ là 'kẻ hai mặt’

Trung Quốc chỉ trích Mỹ là 'kẻ hai mặt’
TPO - Tờ Liêu Vọng số mới nhất của Trung Quốc đã đăng tải bài viết chỉ trích Mỹ - quốc gia bị Trung Quốc coi là “kẻ hai mặt”, nêu rõ sự “hai mặt” này một phần nhằm đối phó với Trung Quốc. Nội dung như sau:

Trung Quốc chỉ trích Mỹ là 'kẻ hai mặt’

> Mỹ - Nhật lộ kế hoạch 'ra tay' với Trung Quốc

> Mỹ, Trung, Nga đang 'chơi bài' gì ở Biển Đông? 

TPO - Tờ Liêu Vọng số mới nhất của Trung Quốc đã đăng tải bài viết chỉ trích Mỹ - quốc gia bị Trung Quốc coi là “kẻ hai mặt”, nêu rõ sự “hai mặt” này một phần nhằm đối phó với Trung Quốc. Nội dung như sau:

Cuộc tập trận RIMPAC cho thấy khả năng lôi kéo đồng minh của Mỹ - Ảnh: U.S Navy
Cuộc tập trận RIMPAC cho thấy khả năng lôi kéo đồng minh của Mỹ - Ảnh: U.S Navy.
 

Liêu Vọng ấm ức về việc Mỹ tích cực ủng hộ chương trình hạt nhân của Ấn Độ trong khi lại khống chế chương trình hạt nhân của Pakistan, vì Mỹ mong muốn Ấn Độ mạnh hơn về quân sự để tương lai có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.

Tờ báo tỏ ra hỉ hả ra mặt về sự kiện cựu nhân viên CIA phanh phui chương trình nghe lén tuyệt mật PRISM của Mỹ đã xảy ra hơn 1 tháng.

Bởi lẽ trước đó, ngày 28/2/2013, công ty an ninh mạng Mandiant của Mỹ đưa ra báo cáo nói rằng, trong một thời gian khá dài vừa qua, quân đội Trung Quốc đã phát động hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ, Anh, Pháp và Canada để đánh cắp các thông tin quan trọng.

Trước khi chưa công bố chứng cứ cụ thể và xác thực, chính quyền tổng thống Obama yêu cầu Trung Quốc đưa ra biện pháp ngăn chặn các hoạt động hacker nhằm vào mạng lưới máy tính của chính phủ và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tham gia vào quá trình đề ra cơ thế đối thoại về tiêu chuẩn an ninh mạng. Thậm chí khi trả lời phỏng vấn báo chí, bản thân ông Obama cũng kết luận rằng, một số cuộc tấn công mạng đến từ Trung Quốc, nhằm vào doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng của Mỹ nhận được “sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc”.

Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh Trung Quốc trong các vụ xâm nhập hệ thống máy tính quốc phòng Mỹ
Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh Trung Quốc trong các vụ xâm nhập hệ thống máy tính quốc phòng Mỹ.
 

Trong báo cáo hàng năm mới đưa ra, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn chỉ ra rằng, chính phủ và quân đội Trung Quốc tấn công mạng vào Mỹ để đánh cắp thông tin của các cơ quan liên bang.

Nhưng chỉ hơn một tháng sau, chương trình nghe lén trên quy mô lớn PRISM đã phá vỡ triệt để cái gọi là “giá trị quan phổ quát” mà từ lâu Mỹ đã thúc đẩy trên toàn cầu.

Những phanh phui của cựu nhân viên CIA Snowden đã chứng minh được rằng, phía Mỹ luôn lợi dụng quyền kiểm soát của họ đối với “máy chủ phân giải tên miền Internet” để tiến hành các hoạt động nghe lén và đánh cắp bí mật trên không gian mạng. Apple, Yahoo, Micrsoft, Google, những công ty xuyên quốc gia quá thân quen với người dân Mỹ đã bắt tay phối hợp với chính phủ Mỹ một cách chủ động hoặc bị động từ lâu. Các thông tin cá nhân hết sức riêng tư như lịch sử cuộc gọi, lịch sử lướt web thậm chí là tin nhắn điện thoại thực ra đã bị chính phủ Mỹ giám sát từ lâu. Trong khi cái cớ mà ông Obama đưa ra để dập tắt những lời chất vất trong nước là “dự án này chủ yếu nhằm vào nước ngoài chứ không phải công dân Mỹ”.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ là 'kẻ hai mặt’ ảnh 3

  Vụ Snowden khiến Mỹ khó xử với ngay cả các đồng minh thân cận nhất

Lần này xã hội Mỹ, từ các hãng thông tấn lớn, các nhân sĩ có tiếng nói trong xã hội đến người dân bình thường đều thể hiện rõ lập trường ủng hộ chính phủ. Tờ The New York Times cho rằng Snowden là kẻ làm rò rỉ bí mật cô độc, phá hoạt trật tự và lòng tin của xã hội Mỹ. Tờ The New Yorker thì thẳng thắn ví Snowden như một kẻ nông nổi đáng bị cầm tù.

“Phản ứng dường như có vẻ khó hiểu này đã thể hiện tinh thần dân tộc của Mỹ. Cho dù dư luận tự do đến đâu, cho dù không hài lòng với một số hành vi của chính phủ đến đâu, xã hội bề ngoài vốn rất đa nguyên hóa như nước Mỹ, khi gặp các hành vi chống lại nước Mỹ, làm tổn hại lợi ích quốc gia thì sẽ có sự đoàn kết, nhất trí hiếm thấy đối với bên ngoài” – Giáo sư Lý Khánh Tứ, chuyên gia các vấn đề về Mỹ - Khoa Quan hệ quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét.

Tiêu chuẩn kép

Liêu Vọng bực bội cho rằng kể từ khi hệ thống quốc tế được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ bắt đầu tích cực đảm nhiệm vai trò cảnh sát thế giới, tuy nhiên tiêu chuẩn mà vị 'cảnh sát thích gây sự' này dựa vào thường không trước sau như một.

Trong vấn đề phi hạt nhân hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc tế được quan tâm sâu sắc, Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn kép, kể cả tổng thống Obama – người đã từng đưa ra lời kêu gọi “thế giới phi hạt nhân” và được nhận giải Nobel hòa bình mang tính chất khích lệ.

Mỹ luôn mặc nhận Israel sở hữu vũ khí hạt nhân, Israel là nước đối đầu với Iran, là nước đồng minh của mỹ, quốc gia này sở hữu hơn 100 đầu đạn hạt nhân nhưng Mỹ lại làm ngơ cho qua, đây là nguyên nhân kích thích một số nước Trung Đông đẩy nhanh cuộc chạy đua hạt nhân để sở hữu công nghệ hạt nhân. Mỹ cho rằng Ấn Độ thông qua “con đường hợp pháp” để trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, còn Iran thì thông qua “con đường phi pháp” để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép về vấn đề hạt nhân với Ấn Độ. Ảnh: Ấn Độ phóng thử tên lửa tầm trung Agni-5 có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép về vấn đề hạt nhân với Ấn Độ và Iran, Pakistan. Ảnh: Ấn Độ phóng thử tên lửa tầm trung Agni-5 có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Ấn Độ và Pakistan đều là đồng minh của Mỹ, tuy nhiên Mỹ tích cực ủng hộ chương trình hạt nhân của Ấn Độ trong khi lại kìm hãm chương trình hạt nhân của Pakistan. Liêu Vọng giải thích vì Mỹ mong muốn Ấn Độ có sức mạnh quân sự lớn hơn để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.

Liêu Vọng cho rằng việc Mỹ áp dụng “tiêu chuẩn hai mặt” có liên quan đến “thuyết ngoại lệ” của quốc gia này. Người Mỹ luôn cho rằng mình là độc nhất vô nhị, tất cả những cái có lợi cho Mỹ ắt sẽ có lợi cho cả thế giới.

Liêu Vọng kết luận, với vai trò là quốc gia bá quyền thiếu sự kiểm soát có hiệu quả, nước Mỹ đã có được không ít lợi ích béo bở từ “tiêu chuẩn hai mặt” của mình. Không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ từ bỏ cách làm này trong một tương lai có thể dự đoán, trừ phi vấp phải sự đối đầu có hiệu quả.

Huy Long
Theo Liêu Vọng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG