Trực thăng Hải quân Mỹ vô tình đánh rơi mìn công nghệ cao

Một chiếc trực thăng Mỹ đang thả hệ thống AN/AQS-235 AMNS xuống biển. Ảnh: Ronald Newsome
Một chiếc trực thăng Mỹ đang thả hệ thống AN/AQS-235 AMNS xuống biển. Ảnh: Ronald Newsome
TPO - Một máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ đã vô tình làm rơi hệ thống mìn công nghệ cao có khả năng vô hiệu hóa thủy lôi từ trên không AN/AQS-235 AMNS ngoài khơi bờ biển Virginia.
Ngày 24/7 người phát ngôn của Không quân Hải quân Đại Tây Dương Cmdr Jennifer Cragg đã tiết lộ với Military.com rằng vào đầu tháng này, một chiếc máy bay chiến đấu MH-60S của Hải quân Mỹ đã đánh rơi một hệ thống vô hiệu hóa thủy lôi trên không AN/AQS-235 AMNS khi bay gần cửa vịnh Chesapeake ngoài khơi bờ biển Virginia.
AMNS là một hệ thống robot có gắn mìn công nghệ cao để phá thủy lôi thường được bố trí bên cạnh trực thăng.
Cragg cho biết quả mìn công nghệ cao này được thu hồi vào ngày 14/7, năm ngày sau khi nó bị rơi. "Chúng tôi rất coi trọng các sự cố như vậy và sẽ tiến hành điều tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân", ông Cragg nói đồng thời lưu ý rằng các hình phạt nghiêm khắc có thể sẽ được đưa ra sau cuộc điều tra.
Ông Cragg lưu ý rằng việc đánh rơi quả mìn phá thủy lôi này xuống biển là một vấn đề lớn vì tuyến đường thủy rộng 10 dặm này là tuyến giao thông của một lượng lớn tàu thuyền bao gồm cả tàu chở hàng đi đến Baltimore, Maryland, và các tàu Hải quân Mỹ. Rất may mắn là không có thuyền nào trong khu vực bị đe dọa bởi quả mìn phá thủy lôi này.
Military.com lưu ý Trung tâm An toàn Hải quân đã phân loại vụ việc là một tai nạn loại A, có nghĩa là tổng thiệt hại về thiệt hại hoặc phá hủy là hơn 2,5 triệu USD.
Hệ thống AN/AQS-235 AMNS là kết hợp các thiết bị phá hủy thủy lôi điều khiển từ xa Archerfish với hệ thống xử lý và phóng được lắp trên giá treo bên sườn của máy bay. Hệ thống phóng được hạ thấp xuống nước cho phép thiết bị Archerfish tìm kiếm thủy lôi dựa trên sóng âm sau đó tự phát nổ tiêu diệt mục tiêu.
Mỗi AN/AQS-235 AMNS chứa 4 thiết bị Archerfish và được thiết kế chuyên dụng cho phá lôi ở đáy biển, thủy lôi neo giữ với khoảng cách an toàn khá cao. Hải quân đã thông qua AMNS vào năm 2016 vì nó cho phép các hoạt động rà phá bom mìn diễn ra cách xa con người. Do thiết bị vẫn còn khá mới, Hải quân vẫn chưa có nhiều cơ hội sử dụng.

Các vật thể rơi từ máy bay quân sự Mỹ đã gây ra nhiều vấn đề trong vài tháng gần đây. 
Vào tháng 9/2019, một máy bay trực thăng chở hàng của Mỹ đã mất kiểm soát một container kim loại nặng khoảng 770 kg, sau đó rơi xuống thành phố Yongin của Hàn Quốc, may mắn không gây thương tích cho những người trên mặt đất. 
Vào tháng 5/2020, khi các máy bay quân sự đang biểu diễn trên không nhằm tôn vinh nhân viên y tế trên chiến tuyến của đại dịch COVID-19, một bảng điều khiển bên ngoài (có kích thước như cuốn sách) đã rơi từ một chiếc B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ đã lao thẳng xuống một bãi cỏ bên ngoài New Orleans, Louisiana.
Tháng 6/2020, một máy bay trực thăng CH-53E Super Stallion của Thủy quân lục chiến Mỹ đã mất một cửa sổ cabin ngay ngoài khơi Okinawa; mặc dù cánh cửa đã lao xuống biển, nhưng nó vẫn làm dấy lên sự tức giận trên đảo Nhật Bản, vì các vật thể rơi từ trực thăng rất phổ biến ở đây.
Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG