Được biết, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã dự buổi thử nghiệm loại vũ khí chiến lược thế hệ mới này, được nhận định là một trong những "bức tường thép" theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, nhưng hiện tại chưa có thông tin gì thêm về vũ khí này. Đây là lần đầu tiên ông Kim tham dự một buổi thử vũ khí trong năm nay, một điều rất nhạy cảm, trong khi vẫn đang tham gia đối thoại về hạt nhân với Mỹ, dù Mỹ và Hàn Quốc khẳng định các cuộc hội đàm vẫn đang "diễn ra đúng hướng".
Nhìn chung, bước đi này nằm trong chiến lược của Triều Tiên nhằm đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa quân đội, từ chỗ thiên về số đông (quân đội Triều Tiên hiện có khoảng 1,3 triệu người) chuyển sang thiên về vũ khí công nghệ cao.
"Đây là bước đi cho thấy một cuộc cách mạng thực sự của quân đội Triều Tiên", Choi Kang, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách Asan, Seoul, nhận định.
Một số loại vũ khí hiện đại sẽ đóng vai trò quan trọng, nếu trong tương lai, Triều Tiên có thể sẽ phải loại bỏ ít nhất một vài lò phản ứng hạt nhân. Thực tế, dù Triều Tiên có phải vất vả đối phó trên lĩnh vực quân sự với Mỹ và Hàn Quốc, song các lực lượng vũ trang, cùng các trang thiết bị, vũ khí - khí tài, đặc biệt là hệ thống rocket đa năng (MLRS) vẫn là mối đe dọa đối với bất cứ kẻ thù nào.
Hiện tại, Quân đội Triều Tiên đang có trong biên chế khoảng 5500 hệ thống MLRS, 4300 xe tăng, 2500 xe bọc thép, 810 máy bay chiến đấu, 430 tàu chiến, 70 tàu ngầm, theo một thống kê ước tính của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Chắc chắn, động thái gia tăng sức mạnh quân sự của Triều Tiên sẽ đưa diễn biến khu vực Đông Bắc Á đi theo chiều hướng mới, trực tiếp thách thức sức mạnh của Mỹ và các đồng minh.