Triều Tiên – Iran ‘bắt tay’ phát triển hạt nhân?

Triều Tiên – Iran ‘bắt tay’ phát triển hạt nhân?
Iran và Triều Tiên từng ký kết một hợp tác KH-KT, nhưng không công bố lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng, Tehran và Bình Nhưỡng đã tiến tới thỏa thuận về vấn đề công nghệ tên lửa và hạt nhân.
Triều Tiên – Iran ‘bắt tay’ phát triển hạt nhân? ảnh 1

Triều Tiên đã hoàn thành việc lắp ráp tất cả ba tầng tên lửa tầm xa trên bệ phóng tại bãi thử phía Tây Bắc của đất nước. Các quốc gia cho rằng, đây là kế hoạch thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Chuyên gia Vladimir Sazhin của Voice of Russia, cho biết: Văn phòng đại diện của hãng thông tấn Nhật Bản tại Moscow khẳng định rằng các thông tin về việc Iran phái các chuyên gia quân sự đến Bắc Triều Tiên thu được từ các nguồn ngoại giao đáng tin cậy. Nhiều chuyên gia tin rằng các vụ thử tên lửa của Triều Tiên là thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo ẩn do nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã cấm Triều Tiên thực hiện.

Có thể là các chuyên giá Iran sẽ đến Bình Nhưỡng đúng vào dịp thử nghiệm tên lửa. Lưu ý rằng các kỹ sư quân đội Iran đã có mặt ở Triều Tiên trong lần phóng tên lửa "Ynha-3" thất bại hồi tháng Tư năm nay. Iran một lần nữa sẽ quan sát quá trình chuẩn bị và phóng tên lửa cùng một mô hình tương tự.

Iran và Triều Tiên từng ký kết thỏa thuận về hợp tác khoa học và kỹ thuật. Cụ thể là hợp tác trong lĩnh vực cụ thể nào thì không được công bố. Nhưng lịch sử mối quan hệ giữa Tehran và Bình Nhưỡng trong các lĩnh vực "khoa học và công nghệ" nhạy cảm như công nghệ tên lửa và khu vực hạt nhân là những vấn đề khiến cộng đồng quốc tế quan tâm.

Tên lửa Liên Xô trang bị cho quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và tên lửa Triều Tiên đã trở thành bàn đạp để công nghệ tên lửa và tên lửa của Iran nói chung phát triển.

Theo đánh giá chung, giai đoạn 1991-1994, Iran nhận được từ Triều Tiên khoảng 300 tên lửa "Scud" phiên bản B và C. Năm 1997, Iran bắt đầu sản xuất các phiên bản tên lửa dưới các tên "Shahab-1" (phạm vi 300 km) và "Shahab-2" (phạm vi 500 km) với thiết bị của Triều Tiên. Tên lửa mới tầm xa lên tới 1.800 km, tên lửa “Shahab - 3M" dựa trên cơ sở tên lửa "Nodong-1" của Triều Tiên, theo các chuyên gia, là tên lửa đã được chế tạo ở Triều Tiên với sự hỗ trợ tài chính của Iran.

Cũng trong năm 2009, có tin rằng rằng các chuyên gia của Iran đã được gửi đến để làm việc với tên lửa "Thephodong-2", có bán kính thiệt hại lên đến 4 ngàn dặm.

Sự hợp tác chặt chẽ, nếu không nói là liên doanh giữa Tehran và Bình Nhưỡng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ tên lửa. Tất cả các thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên thực hiện từ năm 2006 đều có sự tham dự của các nhà khoa học hạt nhân Iran.

Minh họa thực tế sau đây khá là thú vị. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên được dựa trên phương án plutonium, trong khi Iran thì dựa trên cơ sở uranium. Tất nhiên, sự thanh tra đối với Triều Tiên được tiến hành trên cơ sở plutonium. Vậy mà sau đó, theo tờ báo Đức "Die Welt", trích dẫn nguồn tin trong cộng đồng tình báo Mỹ, năm 2010 Triều Tiên đã thử nghiệm uranium làm giàu cao, giống như chương trình hạt nhân của Iran.

Nếu thông tin này là đúng, điều đó có nghĩa là sự hợp tác Iran - Triều Tiên đã đạt đến đỉnh cao chưa từng có. Cũng nói thêm là Triều Tiên từng bị cáo buộc là hỗ trợ cho các quốc gia khác trong lĩnh vực hạt nhân.

Dưới đây là ý kiến của chuyên gia quân sự Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị xã hội Vladimir Yevseyev: “Iran và Triều Tiên có nhiều điểm chung. Cả hai nước đang phải chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế do bỏ qua các yêu cầu của Liên Hợp Quốc và IAEA trong lĩnh vực hạt nhân và xây dựng tên lửa.

Triều Tiên đã tiến xa về tên lửa cũng như về công nghệ nguyên tử. Còn Iran thì đã có đủ nhân viên trình độ cao và đã tạo ra cơ sở công nghệ tốt, bao gồm cả sử dụng kinh nghiệm của Triều Tiên. Hơn nữa, Iran, nhờ thu nhập dầu khí, lại có nguồn lực tài chính đáng kể (thậm chí cả khi đang bị cấm vận), thứ mà Triều Tiên bị hạn chế. Do đó, hai nước gặp khó khăn trong giao tiếp với phần còn lại của thế giới đang rất quan tâm đến nhau.”

Trong chuyến thăm của phái đoàn Triều Tiên đến Tehran hồi tháng Chín, lãnh tụ tôn giáo tối cao của Iran, ông Ayatollah Khamenei nói rằng "Bất chấp sức ép và trừng phạt từ các thế lực thù địch, hai nước cần đạt được mục tiêu đã đặt ra".

Đó là những mục tiêu nào? Chắc chắn hiện nay rất nhiều người đặt ra câu hỏi này. Và cuộc phóng tên lửa sắp tới của Triều Tiên lại càng thu hút chú ý quan tâm đến chủ đề này nhiều hơn nữa.

Theo Voice of Russia

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG