Trị những vết mụn lở không mong muốn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Mùa đông, hiện tượng mụn rộp quanh môi hoặc vùng cằm khá phổ biến. Nhiều người âm thầm chịu đựng những vết lở gây ngứa và đau rất khó chịu trong khoảng 1 tuần mà không hiểu bản chất cũng như cách ngăn chặn nó.

Lở miệng có thể vì gene

Thủ phạm chính là virus herpes simplex (HSV) lây nhiễm do tiếp xúc với da nhiễm khuẩn hoặc chất dịch cơ thể. Phổ biến hơn cả là HSV-1, loại virus gây tổn hại cho da khi virus tái tạo chính nó, tạo ra mụn lở kéo dài khoảng một tuần. Đáng nói là HSV-1 ẩn trong các tế bào thần kinh nên nó không bao giờ chữa khỏi được hoàn toàn.

Hơn một nửa trong số chúng ta bị nhiễm virus HSV-1, nhưng tại sao chỉ có một số ít không may phát ra vết mụn rộp quanh miệng? Hay vì sao có người một năm cùng lắm bị một hai lần, trong khi có người gần như tháng nào cũng bị. 

Câu trả lời có thể vì gene của bạn. Một nghiên cứu xác định 6 loại gene thường dẫn đến mụn lở, trong đó có 3 gene có mối liên hệ chặt chẽ với HSV-1. Cụ thể, HSV-1 phần lớn thời gian ở trạng thái bất động, ẩn mình trong các dây thần kinh. 

Tuy nhiên, có một số yếu tố mang tính kích thích làm cho virus này hoạt động mạnh, ví dụ như ánh sáng mặt trời, sốt, căng thẳng, mệt mỏi, vùng da bị tổn thương hay thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Khi đó, từ những vết mụn nước quanh môi hoặc cằm, nó tấy đỏ, gây ngứa rồi vỡ ra.

HSV lây lan qua dịch cơ thể. Nếu virus có trên môi người nào đó (dù chưa có biểu hiện lở miệng), nó có thể lây lan qua việc hôn môi. HSV-1 cũng có thể sống trong nước bọt, nên đường lan truyền khác là dùng chung đồ dùng nhà bếp, ly uống rượu hoặc quan hệ tình dục bằng đường miệng. Vì thế, nên tránh tiếp xúc gần gũi với người khác cho đến khi các vết mụn lở đã khỏi hoàn toàn, đặc biệt tránh tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như trẻ sơ sinh hay người đang dùng hóa trị. Trường hợp tự lây nhiễm trên da dù hiếm khi xảy ra nhưng đừng chạm vào vùng da bị tổn thương và thường xuyên rửa tay.

Các vết mụn rộp quanh miệng thường tự khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các loại kem kháng virus, ví dụ Acyclovir có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và giúp vết thương mau lành hơn. Tốt nhất là nên bôi thuốc ngay khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên – tức là bạn cảm giác như có kiến bò, ngứa hoặc nóng rát xung quanh miệng. 

Phân biệt với nhiệt miệng

Mặc dù mụn rộp và loét miệng có những nét tương đồng nhưng bản chất khác hẳn. Như đã phân tích ở trên, mụn lở quanh miệng là mụn nước chứa đầy dịch, do virus gây nên và thường xuất hiện bên ngoài miệng trong khi nhiệt miệng thường là những vết loét nông, nhỏ chỉ ở bên trong miệng, xuất hiện khoảng 3 - 4 lần một năm và cũng tự khỏi sau 1 tuần. 
Hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng. Những vết loét miệng đơn giản thường do nguyên nhân căng thẳng, do mô bị thương, do răng sắc nhọn hoặc thiết bị nha khoa chạm vào, do thực phẩm (bao gồm cam quýt, trái cây và rau quả có tính axit). Một số trường hợp loét miệng thể nặng có thể do vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch; thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B-12, kẽm, axit folic, sắt hoặc bệnh lý về đường tiêu hóa như bệnh loét dạ dày…

Để ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, tránh các loại thực phẩm gây kích ứng miệng, gia vị cay nóng, giảm nhai kẹo cao su, dùng bàn chải có lông mịn và thường xuyên dùng chỉ nha khoa. Nếu vết loét miệng to hoặc dai dẳng, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng có kháng sinh, thuốc mỡ corticosteroid hoặc thuốc giảm đau. Lưu ý, nên đi kiểm tra khi vết loét có dấu hiệu lan rộng bất thường, kéo dài hơn 3 tuần, đau đến mức không ăn được hoặc đã dùng thuốc giảm đau…

Theo ANTĐ
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.