Trẻ tự kỷ dễ mắc bệnh dạ dày - ruột

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nhóm chuyên gia ở ĐH Columbia (CU) vừa hoàn thành nghiên cứu phát hiện thấy trẻ mắc bệnh tự kỷ dễ phát sinh chứng bệnh về tiêu hóa ngay giai đoạn đầu đời so với những đứa trẻ khỏe mạnh.

Nhóm chuyên gia ở ĐH Columbia (CU) vừa hoàn thành nghiên cứu phát hiện thấy trẻ mắc bệnh tự kỷ dễ phát sinh chứng bệnh về tiêu hóa ngay giai đoạn đầu đời so với những đứa trẻ khỏe mạnh. 

Kết luận được rút ra từ nghiên cứu ở 195 trẻ em ở Nauy mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD), 4.636 trẻ chậm phát triển và trên 40.000 trẻ không mắc bệnh tự kỷ nhưng lại kém trí tuệ hoặc phát triển không bình thường. 

Kết quả, nhóm bệnh ASD có tỷ lệ bị táo bón, không dung nạp thực phẩm và dị ứng thực phẩm, những căn bệnh này phát triển mạnh từ 6-18 tháng tuổi sang giai đoạn 18 tháng tuổi đến 3 năm tuổi. Ngoài các bệnh trên, nhóm trẻ tự kỷ còn bị tiêu chảy và nhiều bệnh đường ruột khác, tổng thể mắc bệnh tiêu hóa gấp đôi so với nhóm không mắc bệnh.

Với phát hiện trên, các nhà khoa học cho rằng rất có thể yếu tố di truyền đóng vai trò làm tăng bệnh tự kỷ lẫn các triệu chứng về tiêu hóa. Vì vậy,  đối với trẻ bị tự kỷ, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến ăn uống, dưỡng chất và có chế độ ăn uống phù hợp để giúp trẻ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo Theo Sức khỏe & Đời sống
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.