Tranh chấp Biển Đông cần giải quyết bằng ngoại giao

Tranh chấp Biển Đông cần giải quyết bằng ngoại giao
TPO- Reuters mới đây đăng tải bài viết về vấn tranh chấp trên biển Đông với tựa đề : “Biển Đông: Cuộc chơi sẽ kết thúc bằng số 0” và cần giải quyết bằng ngoại giao hơn là xung đột.

> Biển Đông: Chỉ một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi chiến tranh
> Trung Quốc: Đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế là sai lầm!
> Philippines phản đối TQ tuần tra ngư nghiệp Biển Đông

Người Trung Quốc trong thời gian qua dường như rất sốt ruột với việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Trung Quốc, đất nước có chung đường biên giới với 14 quốc gia thì tính đến nay đã xảy ra tranh chấp lãnh thổ với 10 quốc gia nhưng thật khó để tìm được hướng giải quyết cho vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Trung Quốc và Việt Nam đã từng xảy ra tranh chấp trên vùng biển này vào năm 1974 và năm 1988. Tiếp đến, Philippines, Brunei, Malaysia và Indonesia cũng lên tiếng về những gì họ khẳng định Trung Quốc đang lấn chiếm lãnh hải của họ.

Biển Đông là tuyến hàng hải phát triển mạnh với lưu lượng dầu vận chuyển qua khu vực này khá lớn. Tài nguyên khoáng sản trên vùng biển này cũng được đánh giá cao. Quyền đánh bắt cá trên vùng Biển Đông từ đó cũng trở thành là một điều cần thiết đối với các quốc gia trong khu vực.

Các quốc gia mà Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ không phải là những quốc gia có thế mạnh quân sự như Bắc Kinh. Một số quốc gia trong đó thậm chí cũng đang muốn hợp tác với nước này về lĩnh vực quân sự.

Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ là những quốc gia đang có những cái nhìn cận cảnh hơn với các vấn đề khu vực châu Á. Một số nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines đã kêu gọi Ấn Độ dành sự quan tâm nhiều hơn tới khu vực, thậm chí các bên còn thúc đẩy sự hợp tác với các quốc gia không thuộc khu vực châu Á.

Quyền đánh bắt cá trên vùng Biển Đông cũng là một vấn đề đáng quan tâm
Quyền đánh bắt cá trên vùng Biển Đông cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Trung Quốc đã có trong tay nhiều lợi ích kinh doanh hơn so với các quốc gia đang tranh chấp trên Biển Đông. Trong khi đó, các nước ASEAN hiện vẫn chưa có một lập trường chung trong vấn đề này.

Các biện pháp liên quan đến kinh tế có thể sẽ được thay đổi. Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào các nước và họ có thể phải trải qua sự tụt dốc nếu như họ giảm bớt đầu tư. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn nền kinh tế đi xuống.

Bờ biển của Ấn Độ không dính dáng đến vùng Biển Đông nhưng cũng luôn trong tình trạng cảnh giác. Mặc dù giữ vai trò trung lập nhưng Mỹ cũng sẽ phải để mắt nhiều hơn nữa nếu như tranh chấp Biển Đông tiếp tục căng thẳng. Tất cả các quốc gia liên quan đến vấn đề Biển Đông đều mong muốn có một cách giải quyết bằng ngoại giao hơn là xung đột.

Các tuyến đường biển phải luôn được mở rộng để phục vụ cho lưu thông toàn cầu, không phân biệt lợi ích quốc gia nào. Tài nguyên thiên nhiên phải luôn được mở ra không chỉ riêng một quốc gia mà nhiều quốc gia. Điều này không chỉ đối với riêng khu vực Đông Nam Á mà còn đối với các khu vực khác.

Nguyễn Thủy
Theo Reuters

Theo Dịch
MỚI - NÓNG