> Ngân hàng lo... tụt huyết áp
> Chính sách tiền tệ Kiểm soát chặt cung tiền
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến. |
Giới hạn cuối cùng
Tại Hội ghị giao ban trực tuyến 6 tháng đầu năm của Chính phủ với các địa phương ngày 27/6, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, việc giảm lãi suất cho vay đã tới giới hạn cuối cùng.
Theo Phó Thống đốc Đồng Đức Tiến, về tổng thể, dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho thấy, trong giai đoạn 2 tới 3 năm tới, nền kinh tế sẽ tiếp tục gặp khó khăn và chưa lấy lại đà tăng trưởng mạnh.
Về giảm lãi suất, ngoài giảm 0,5% trần lãi suất tiết kiệm tiền đồng thay vì mức 7,5% hiện nay, Ngân hàng Nhà nước có thể dỡ bỏ trần lãi suất huy động trên 6 tháng.
Bên cạnh đó, nhà điều hành sẽ giảm trần lãi suất huy động USD với cá nhân từ 2% xuống 1,2% một năm. Lãi suất huy động cao nhất đối với tổ chức cũng giảm từ 0,5% xuống 0,25%. Đây là lần điều chỉnh lãi suất huy động thứ 7 của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm 2012, từ mốc 14% một năm.
Theo ông Tiến việc giảm mạnh lãi suất cho vay khiến thu nhập của tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể, nhiều đơn vị không còn lãi.
“Các giải pháp chính sách tiền tệ cũng có giới hạn nhất định, nếu không phối hợp với các chính sách khác sẽ không đem lại hiệu quả” - Ông Tiến nói.
Với diễn biến của lạm phát trong tháng 5 và 6, đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, với khả năng sử dụng công cụ lãi suất trong hệ thống chính sách hiện nay, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục giảm tiếp lãi suất cho vay và các mức lãi suất tiền gửi.
“Nhưng gần như đây là giới hạn điều chỉnh cuối cùng trong điều kiện lạm phát hiện nay, vì lạm phát khoảng 7% trong khi lãi suất đã giảm về 7%. Vì vậy, khả năng hạ lãi xuất hơn nữa phụ thuộc vào việc kiềm chế lạm phát ", Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến nêu vấn đề.
Trước đó, sáng 27/6, báo cáo trước Chính phủ sáng 27/6, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra một số định hướng trong điều hành nền kinh tế của Chính phủ và các bộ, ngành.
Cụ thể, về các chính sách tiền tệ, tài khóa, sẽ tiếp tục điều hành giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của lạm phát và nền kinh tế vĩ mô; tháo gỡ các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn, hướng dòng vốn vào sản xuất; có giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp còn triển vọng tiếp tục vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; ưu tiên cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu.