Sau khi hoàn thành, điểm đầu của cầu Thủ Thiêm 3 là đường Tôn Đản băng qua đường Nguyễn Tất Thành, cảng Sài Gòn để vượt sông Sài Gòn và kết nối với khu Đô thị mới Thủ Thiêm quận 2.
Cụ thể, TPHCM giao 3 công ty trên nghiên cứu đề xuất dự án và không ràng buộc phải chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án. Các nhà đầu tư khác vẫn có quyền tham gia nghiên cứu lập đề xuất dự án theo quy định. Qua đó, TP sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định.
Tháng 9 vừa qua, TPHCM cũng kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức đối tác công tư và cho phép thành phố được quyết định lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Nhà đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 là gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt – Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 – Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 168.
Từ nay đến năm 2020, TP HCM sẽ xây dựng thêm 4 cây cầu bắc qua khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 1 đã hoàn thành đưa vào sử dụng cùng với hầm chui vượt sông Sài Gòn.
Còn cầu Thủ Thiêm 2 đang được thi công với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỉ đồng. Các cầu còn lại là Thủ Thiêm 3, 4 và cầu đi bộ bắc từ quận 1 sang Thủ Thiêm đang trong quá trình lập dự án đầu tư.
Cùng ngày, UBND TP HCM cũng giao Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc TP HCM tự tính toán kinh phí để nghiên cứu lập đề xuất dự án Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 theo hình thức hợp tác công – tư (PPP). Và UBND TP HCM cũng chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch Đầu tư về dự án nạo vét khai thông tuyến rạch Ông Nhiêu, quận 9 theo hình thức đối tác (PPP).
Sau khi việc nạo vét tuyến rạch này hoàn thành, các đơn vị được chỉ định sẽ tiếp tục xây dựng cảng cạn nhằm phục vụ khu Công nghệ cao TPHCM với diện tích rộng 6 ha. Nhằm khai thác hiệu quả tuyến vận tải đường thủy từ khu Công nghệ cao đến cảng Cát Lái qua rạch Ông Nhiêu.