TP.HCM: Công viên nước thành khu biệt thự?

TP.HCM: Công viên nước thành khu biệt thự?
Đang trong giai đoạn nóng nhất mùa hè, nhưng hơn 2 tháng qua công viên nước tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên và lớn nhất của TP.HCM - Saigon Water Park lại ngưng toàn bộ hoạt động để bảo trì.
TP.HCM: Công viên nước thành khu biệt thự? ảnh 1

Một góc Saigon Water Park.

Điều càng khó hiểu hơn nữa là chính người lao động tại công viên này cũng không biết khi nào mình sẽ được đi làm trở lại.

Saigon Water Park có còn hoạt động?

Một thời hoàng kim

Vào cuối năm 1997, không ít người dân thành phố đã tò mò về sự xuất hiện của một loại hình giải trí mới, một khu công viên nước tại quận Thủ Đức với tên gọi Saigon Water Park.

Khi đó, những thước phim quảng cáo sống động trên truyền hình, trên các tạp chí về các trò chơi cảm giác mạnh như trượt nước, vòng xoáy… những trò thư giãn như tắm biển ở các hồ tạo sóng, dòng sông lười… đã thu hút những ai muốn đến thử một lần cho biết.

Chính vì mới lạ mà khu vui chơi rộng gần năm héc ta, có số vốn đầu tư khoảng 11,2 triệu Đôla Mỹ, lúc nào cũng đông khách dù giá vé vào cổng không phải rẻ, 60.000 đồng (người lớn) và 35.000 đồng (trẻ em, cao dưới 1,1 mét).

Sức hút của Saigon Water Park lớn đến nỗi công viên thường xuyên bị quá tải. Dù đã có vé vào cổng, nhưng để tham gia được những trò chơi tại công viên này khách phải chờ  ít nhất từ 10-20 phút mới đến lượt. Nhiều người đã không thể chơi được hết các trò vì không đủ kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt mình.

Saigon Water Park lúc đó là của Công ty Liên doanh Văn hóa Thể thao dưới nước, một liên doanh giữa Công ty Pegasus Leisure Ltd (British Virgin Islands) góp 70% vốn và đối tác Việt Nam là Công ty Dịch vụ Thương mại Eden thuộc Saigontourist.  Thời hoàng kim của Saigon Water Park kéo dài được khoảng hai năm.

Và lỗ hơn 200 tỉ đồng

Thành công của Saigon Water Park đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong ngành kinh doanh khu giải trí trong và ngoài nước. Điều này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt công viên nước giải trí khác ở Tp.HCM.

Đối thủ đáng gờm nhất của  Saigon Water Park là Công viên nước Vietnam Water World ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, có diện tích đất xây dựng lớn gấp 2,5 lần.

Chủ đầu tư của khu giải trí 12 héc ta này, Công ty liên doanh Hoa Việt, đã rót khoảng 10 triệu đôla Mỹ cho giai đoạn 1của dự án với nhiều hạng mục công trình hoành tráng hơn.

Ngoài các trò chơi tương tự như ở Saigon Water Park, Vietnam Water World còn đầu tư nhiều khu vui chơi khác, có cả sân khấu lớn tổ chức các chương trình ca nhạc, khu quảng trường trung tâm...

Song song đó, Hoa Việt còn có kế hoạch phát triển thêm giai đoạn 2 với diện tích lên đến 34 héc ta. Công trình của Hoa Việt đã chia bớt một lượng lớn khách hàng của Saigon Water Park.

Cuộc cạnh tranh trong “thế giới nước” càng gay gắt hơn khi các khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố cũng nhảy vào cuộc như Công viên Văn hóa Đầm Sen, khu Du lịch Suối Tiên, Trung tâm Văn hóa quận 5 và Trung tâm Văn hóa quận 10. Vào khoảng đầu năm 2000, gần như ở các cửa ngõ vào thành phố đều có công viên nước hiện đại với nhiều trò chơi mới lạ.

Trong khi đó Saigon Water Park lại chậm cải tiến và bổ sung thêm các trò chơi mới. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của công viên này, bởi các trò chơi dưới nước giờ đây trở thành một  phần trong tổng thể trò chơi của các khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố.

Trong quá trình hoạt động, hai đối tác trong Công ty Liên doanh Văn hóa Thể thao dưới nước đã nhiều lần tìm cách khắc phục tình trạng lỗ nhưng vẫn không có kết quả.

Một nguồn tin có thẩm quyền cho biết, hơn bảy năm qua liên doanh này liên tục lỗ và tổng số tiền lỗ trước thuế đến hết năm 2005 là gần 200 tỉ đồng. Theo báo cáo mới nhất của liên doanh, tính đến hết tháng 4/2006, số tiền lỗ đã lên đến 207 tỉ đồng.

Hiện nay, trước cổng Saigon Water Park là một tấm biển lớn ghi: “Công viên đóng cửa để bảo trì”. Nhiều hạng mục công trình tại đây lần lượt bị đập bỏ, tháo dỡ. Một công viên bề thế ngày nào giờ đây chỉ còn lại một vài ống trượt nước từ trên cao.  Nhiều người cho rằng do kinh doanh thua lỗ liên tục nên liên doanh này đã tạm ngưng hoạt động trong hơn hai tháng qua.

Và đây cũng là lý do vì sao đối tác Việt Nam là Saigontourist đã rút khỏi liên doanh. Thay vào đó là Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư kinh doanh nhà Thiên Tuyến- một doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư kinh doanh bất động sản ở Tp.HCM.  Việc thay đối tác Việt Nam chính là bước kế tiếp của một kế hoạch mới. Giấy phép chuyển đổi đối tác này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký điều chỉnh vào tháng 3 năm nay.

Chuyển hướng xây biệt thự?

Trong các cuộc báo cáo với lãnh đạo thành phố,  công ty liên doanh này đã  thừa nhận nếu chức năng chỉ bó hẹp ở loại hình công viên, khai thác cảnh quan và trò chơi dưới nước thì hiệu quả kinh doanh không có và sẽ khó tồn tại nếu cứ tiếp tục duy trì.

Như vậy, hướng kinh doanh sắp tới của liên doanh này sẽ là gì khi giấy phép đầu tư của Saigon Water Park còn thời gian hoạt động đến 13 năm nữa?

Với diện tích của khu vui chơi rộng đến gần 5 héc ta nằm dọc sông Sài Gòn, lại cách trung tâm thành phố 10 ki lô mét, Saigon Water Park được xem là khu đất  lý tưởng để xây nhà ở. Do vậy, liên doanh này mong muốn chuyển hướng sang xây khu biệt thự cao cấp để bán và cho thuê.

Kế hoạch này đã được chủ đầu tư xin ý kiến với lãnh đạo của thành phố từ năm 2004, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Liên doanh  cũng đã làm việc với lãnh đạo quận Thủ Đức về vấn đề này và đề xuất xây khoảng 60 căn nhà theo dạng biệt thự sân vườn có nhiều cây xanh, với tổng diện tích xây dựng chưa đến 50% tổng diện tích khu đất. Các đề xuất này đã được UBND quận Thủ Đức cho là phù hợp với quy hoạch chung của quận theo Công văn số 1940 ngày 17/11/2005.

Theo đó, liên doanh đã có công văn đề nghị UBND thành phố chấp thuận cho họ được chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển đổi chức năng dự án khu Công viên Văn hóa Thể thao dưới nước sang xây dựng nhà ở dạng biệt thự sân vườn nhằm giúp cho việc kinh doanh khả quan hơn.

Theo một nguồn tin, có khả năng liên doanh còn phải chờ quy hoạch chung của thành phố. Đồng thời việc xin chuyển mục đích này cũng có thể phải trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét.  

Theo TBKTSG

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về nhà ở thương mại, chữ ký số

Quy định mới về nhà ở thương mại, chữ ký số

TPO - Chính sách mới về thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030; phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số; sử dụng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững... có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Tận thấy quy trình ‘ru ong ngủ’ để thu mật

Tận thấy quy trình ‘ru ong ngủ’ để thu mật

TPO - Hằng năm vào thời điểm hoa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nở rộ cũng là lúc những người nuôi ong vào vụ thu mật. Để thu hoạch những giọt mật ong đặc sánh vàng óng, người nuôi và các thợ ong phải thực hiện nhiều công đoạn.
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ DN đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

Ðòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng - Bài 6: Mãi ở phân khúc thấp, vì sao?

TP - Sau nhiều năm, hàng loạt đại bàng, doanh nghiệp FDI toàn cầu đã có mặt và kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau mặt trái của tấm huy chương về thu hút FDI chính là sự phụ thuộc về năng lực công nghệ, cũng như định hướng lại cơ cấu ngành nghề để doanh nghiệp Việt làm chủ công nghệ, đi sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thiếu khả năng làm chủ công nghệ khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khi mở rộng cạnh tranh sản xuất ở các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao. Ảnh: Nguyễn Bằng

Mối lo từ công nghệ lạc hậu, phụ thuộc

TP - Báo cáo mới nhất về sức khỏe của doanh nghiệp cũng như thực trạng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang ở bước chuyển tiếp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 trong quá trình phát triển công nghiệp, trong đó, mức độ hấp thụ công nghệ và trình độ quản lý sản xuất vẫn đang ở mức rất hạn chế.
Dự báo vàng tăng lên 200 triệu đồng/lượng, điều gì xảy ra?

Dự báo vàng tăng lên 200 triệu đồng/lượng, điều gì xảy ra?

TPO - Giá vàng trong nước sáng nay (31/3) tăng lên trên mốc 101,5 triệu đồng/lượng, phá vỡ kỷ lục lập trước đó. Chuyên gia cho rằng, về dài hạn, nhiều dự báo vàng có thể lên đến 3.500 USD/ounce, thậm chí 4.000 USD/ounce. Với mức duy trì trong nước và thế giới chênh nhau từ 4-5 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước có thể lên tới 150-200 triệu đồng/lượng. 
Vietnam Airlines báo lãi cao nhất lịch sử

Vietnam Airlines báo lãi cao nhất lịch sử

TPO - Mức lãi cao kỷ lục của Vietnam Airlines đến từ việc phục hồi ấn tượng của thị trường hàng không quốc tế, đàm phán thành công với đối tác xóa nợ khoảng 4.710 tỷ đồng cho Pacific Airlines, cải thiện hiệu quả công ty mẹ…