TPHCM chưa xin lỗi hàng nghìn trường hợp chậm giải quyết hồ sơ thủ tục

TPHCM chưa xin lỗi hàng nghìn trường hợp chậm giải quyết hồ sơ thủ tục
TPO - Trong số 68.281 hồ sơ giải quyết trễ hạn trong năm 2018, toàn TPHCM có trên 7.000 hồ sơ chưa thực hiện thư xin lỗi theo quy định.

Chiều 19/2, UBND TPHCM đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2018, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2019. Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tham dự hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Sỹ cho biết Quyết định số 5157/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch UBND thành phố quy định các sở - ban - ngành, UBND quận - huyện, phường - xã - thị trấn phải gửi thư xin lỗi trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn.

Văn phòng UBND TPHCM đã có văn bản triển khai quyết định này đến các sở - ban - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn để thực hiện. Tại nhiều hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND thành phố cũng đã thông tin về các nội dung chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó nhấn mạnh về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện thư xin lỗi

Tuy nhiên, việc thực hiện thư xin lỗi đối với nhiều trường hợp giải quyết hồ sơ hành chính trễ hạn vừa qua chưa nghiêm túc. Cụ thể: Trong năm 2018, tổng số hồ sơ các sở - ban - ngành¸ UBND quận - huyện, phường - xã - thị trấn tiếp nhận là trên 14 triệu hồ sơ, trong đó có 68.281 hồ sơ giải quyết trễ hạn, chiếm tỷ lệ 0,48%.

TPHCM chưa xin lỗi hàng nghìn trường hợp chậm giải quyết hồ sơ thủ tục ảnh 1 TPHCM đã triển khai hệ thống đánh giá của người dân đối với mức độ phục vụ của cán bộ công chức tại 17 sở ban ngành và 24 quận huyện 

Đáng chú ý, trong số 68.281 hồ sơ giải quyết trễ hạn, có 61.276 hồ sơ đã được thực hiện thư xin lỗi (chiếm tỷ lệ 89,74%). Hơn 7.000 hồ sơ chưa thực hiện thư xin lỗi (chiếm tỷ lệ 10,26%).

Cụ thể: Khối sở - ban - ngành có 11.522 hồ sơ giải quyết trễ hạn (chiếm tỷ lệ 0,48%), trong đó chưa thực hiện thư xin lỗi là 25 hồ sơ,  chiếm 0,22%. Khối quận huyện có 5.417 hồ sơ giải quyết trễ hạn (chiếm tỷ lệ 0,24%), trong đó chưa thực hiện thư xin lỗi 480 hồ sơ, chiếm 8,86%.

Cơ quan đăng ký đất đai có nhiều hồ sơ trễ hạn nhất. Trong năm 2018, cơ quan này tiếp nhận gần 800.000 hồ sơ thì có trên 51.000 hồ sơ giải quyết trễ hạn (chiếm tỷ lệ 6,42%). Trong số đó có 6.500 hồ sơ (chiếm 12,66%) chưa thực hiện thư xin lỗi.

TPHCM chưa xin lỗi hàng nghìn trường hợp chậm giải quyết hồ sơ thủ tục ảnh 2 Cơ quan đăng ký đất đai là đơn vị có số hồ sơ giải quyết quá hạn nhiều nhất. Hơn 12% số hồ sơ trể hạn chưa thực hiện thư xin lỗi người dân

Ông Võ Sỹ cho rằng lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và ý nghĩa việc thực hiện thư xin lỗi, dẫn đến việc triển khai chưa đạt hiệu quả cao.

“Hồ sơ giải quyết trễ hạn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đất đai. Việc thực hiện thư xin lỗi đối với hồ sơ trễ hạn chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tại một số đơn vị”, ông Võ Sỹ nhận xét.

Trước đó, tại buổi làm việc với Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chia sẻ câu chuyện hồ sơ xin tham gia chương trình kích cầu của một doanh nghiệp bị "ngâm" khiến ông không dám ký văn bản trả lời vì “xấu hổ quá”. 

"Tham gia chương trình có tiêu chuẩn hết, nếu không bảo đảm thì trả lời ngay là không được chứ đằng này xem qua, xem lại mất một năm rưỡi. Tôi không dám ký vì tôi xấu hổ quá!", ông Phong kể.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.