Tổng Bí Thư thăm khu hầm chứa vũ khí của tỷ phú Mai Hồng Quế

Tổng Bí Thư thăm khu hầm chứa vũ khí của tỷ phú Mai Hồng Quế
Tổng Bí Thư thăm khu hầm chứa vũ khí của tỷ phú Mai Hồng Quế
TPO - Sáng 31/1, sau khi dự Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm khu hầm chứa vũ khí của ông Trần Văn Lai (tỷ phú Mai Hồng Quế) dùng trong cuộc tấn công Dinh Độc Lập.  

Tại Khu di tích lịch sử, văn hóa cấp gia nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận sự gian khổ của gia đình chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai khi xây dựng, giữ gìn hầm vũ khí để 16 thành viên Biệt động thành dùng để chiến đấu vào Dinh Độc Lập vào Tết Mậu Thân 1968. Tổng Bí thư cũng thăm hỏi các nhân chứng lịch sử về quá trình đào hầm, chuyển vũ khí vào cất giấu trong hầm.

Bà Đặng Thị Thiệp (vợ Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai) kể, thời điểm đó, chồng bà là nhà thầu khoán cho Dinh Độc Lập), ông bí mật đào hầm và giữ vũ khí trong nội thành Sài Gòn từ năm 1962 đến năm 1968.

Tổng Bí Thư thăm khu hầm chứa vũ khí của tỷ phú Mai Hồng Quế ảnh 1 Tổng Bí thư thăm hỏi vợ ông Trần Văn Lai, cựu binh Bảy Hôn.

Căn hầm do ông Lai thiết kế, nắp hầm nhỏ nằm giữa phòng khách, chứa được khoảng 15 người, hơn hai tấn vũ khí. Ngoài ra, ông Lai còn đào thêm căn hầm bên cạnh rộng gần gấp đôi, chuẩn bị tập kết vũ khí về nhưng khi ấy chiến dịch Mậu Thân nổ ra bất ngờ nên phải dừng lại.

Suốt thời kỳ chống Mỹ, ông Trần Văn Lai còn mua nhiều căn nhà khác để đào hầm nuôi giấu cán bộ, làm hộp thư bí mật...

Tổng Bí Thư thăm khu hầm chứa vũ khí của tỷ phú Mai Hồng Quế ảnh 2

Tổng Bí thư xem kỷ vật ở hầm bí mật

Có mặt tại buổi Tổng Bí thư thăm hầm bí mật, ông Phan Văn Hôn (74 tuổi) - một cựu binh biệt động Sài Gòn nhớ lại, đêm Mùng 1 rạng sáng Mùng 2 Tết Mậu Thân, Đội 5 của ông gồm 15 người tập kết tại hầm bí mật của ông Lai, nhận vũ khí đi đánh Dinh Độc Lập. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, kéo dài đến trưa Mùng 3 Tết thì hy sinh 8 người, 7 người còn lại bị bắt.

Còn ông Nguyễn Đức Hoà, đồng đội ông Hôn nói, trăn trở nhất khi đồng đội đã hy sinh nhưng chưa được công nhận liệt sĩ. Tổng Bí thư ghi nhận, động viên ông Hôn, ông Hoà và những chiến sĩ biệt động đã xả thân trong trận đánh 50 năm trước.

Ông cũng chiêm ngưỡng kiến trúc bí mật của căn hầm ngay bên dưới căn nhà; khen ngợi truyền thống của gia đình bà Thiệp và động viên cố gắng phát huy, giữ gìn khu di tích độc đáo, hào hùng này.

Ông Trần Văn Lai sinh ra tại Thái Bình và sớm tham gia cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, ông có vai trò rất lớn đối với đội biệt động Sài Gòn, là người thiết lập nhiều đường dây vận chuyển vũ khí, khí tài và bản đồ đường cống ngầm của Sài Gòn cho lực lượng cách mạng tham gia đánh trận Mậu Thân năm 1968. Trong những năm chiến tranh căng thẳng, hoạt động trong lòng Sài Gòn, ông là một nhà thầu khoán thành đạt, giàu có với nhiều tài sản có giá trị được hiến cho cách mạng. Hiện nay một số ngôi nhà của ông đã trở thành di tích lịch sử.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.