> Đề xuất cơ chế dân góp đất vào dự án
> Nông dân có thể góp vốn bằng đất làm dự án
Tuy nhiên, còn một số nội dung qua nhiều lần thảo luận, lấy ý kiến nhân dân, đến nay, tôi và các ĐB phát biểu tại hội trường vẫn còn băn khoăn.
Việc thu hồi đất trong dự án lớn để phát triển kinh tế xã hội cần rõ ràng minh bạch hơn. Phải quy định thẩm quyền của Quốc hội là tới đâu? Những dự án công trình thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ là những công trình dự án nào?
Riêng hai điều này, trong dự thảo luật đã minh bạch hóa được một bước, có thể chấp nhận được. Riêng đối với công trình dự án thuộc thẩm quyền địa phương có thêm điều tốt lên là để thực hiện dự án này phải được Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định. Đó là hướng mở ra để thực hiện dân chủ và có tiếng nói người dân.
Bên cạnh đó, trong các chế định của chúng ta khi quy hoạch, sử dụng đất phải lấy ý kiến nhân dân. Tuy nhiên, để thực hiện nó trong luật lại quy định chưa rõ. Cơ chế lấy ý kiến của người dân là thực hiện theo cơ chế nào? Nếu người dân không đồng thuận với tỷ lệ bao nhiêu thì cơ quan nhà nước xử lý ý kiến này như thế nào? Chứ không phải lấy ý kiến chỉ để tham khảo.
Đối với tổ chức tư vấn giá đất, nhà nước mở ra để quyết định giá đất khi bồi thường thiệt hại cho người dân. Nếu với ý nghĩa để tham khảo khi cần thì cũng không đạt được mục đích hy vọng sẽ minh bạch và công bằng hơn khi quyết định thu hồi và đền bù.
Công Khanh
ghi