Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay
Những công trình văn hóa độc như khu chủ quyền có cát vàng Hoàng Sa, Văn Miếu... ở Học viện Cảnh sát nhân dân (Hà Nội) hiện lên đẹp mắt từ trên cao.
Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 1

Học viện Cảnh sát đã gần 50 năm tuổi, có cơ sở hạ tầng quy mô, hiện đại. Tổng diện tích của trường rộng 123.000 m2, đặt tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 2

Trường không chỉ có các công trình phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập mà còn có địa điểm sinh hoạt, giáo dục văn hóa, tinh thần yêu nước cho cán bộ chiến sĩ cảnh sát tương lai. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt trong khuôn viên của trường đối với các đại học khác trên khắp cả nước.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 3

Thẳng từ cổng chính là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 2008 nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Học viện và hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tượng đài cao 3,95 m bằng đồng nguyên chất của Ấn Độ. Trong các dịp tổ chức lễ kỷ niệm, sự kiện trọng đại và khi có các đoàn khách đến tham quan, Học viện đều tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa trang trọng.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 4

Một địa điểm độc đáo tiếp theo đó chính là khu chủ quyền quốc gia thu nhỏ với mô hình dải đất Việt Nam hình chữ S, bia chủ quyền của quần đảo Trường Sa, mẫu đá được lấy từ Trường Sa - Khánh Hòa, Lũng Cú - Hà Giang, cát Đất Mũi - Cà Mau,  Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu, Lý Sơn - Quảng Ngãi. Mới đây, mô hình khu chủ quyền quốc gia trong học viện đã đón nhận cát vàng của quần đảo Hoàng Sa do nhân dân huyện đảo Lý Sơn và công an tỉnh Quảng Ngãi gửi tặng. Đây là một trong những địa điểm hiếm hoi trên cả nước có được mẫu cát này.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 5

Khu Văn Miếu của học viện được xây dựng vào năm 2012 mô phỏng theo mô hình Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Công trình do các cựu học viên khóa D2 và công an các đơn vị địa phương hỗ trợ xây dựng. Trong khu Vườn Giám có cây xanh, hồ nước và hòn non bộ để tạo không gian, cảnh quan hài hòa. Đây là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng trong khuôn viên của một trường đại học, học viện ở Việt Nam nhằm góp phần giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ cha ông. Ban giám đốc học viên còn cho đặt một máy bay TU 134 làm mô hình học tập. Ngôi nhà sàn lớn chính là mô hình bảo tàng Dân tộc học.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 6

Khoảng sân rộng ở giữa học viện là nơi diễn ra những buổi diễu binh, chào cờ, tổ chức những sự kiện lớn của trường.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 7

Những công trình văn hóa của trường đều được xây dựng bằng tiền đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công an các đơn vị, địa phương, các thế hệ cán bộ, sinh viên học viện Cảnh sát nhân dân, nhà hảo tâm. Thông qua những công trình này, các chiến sĩ cảnh sát tương lại sẽ được trang bị kiến thức toàn diện phục vụ cho công tác điều tra, ngăn chặn tội phạm trong mọi lĩnh vực.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 8

Để phục vụ cho công tác học tập của các chiến sĩ cảnh sát tương lai, trong khuôn viên của học viện còn có khu trường bắn thực địa và điện tử.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 9

Các học viên phải học đủ 165 tiết chính khóa, 100 tiết ngoại khóa về bắn súng, tập kỹ chiến thuật.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 10

Khu nhà thể chất là nơi học viên rèn luyện võ thuật.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 11

Sân bóng, sân tennis, tạo lên một khuôn viên đẹp của một trung tâm đào tạo cảnh sát hàng đầu của quốc gia và khu vực ASEAN.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 12

Ký túc xá của trường gồm 7 tòa nhà cao tầng (từ 5 đến 12 tầng) bảo đảm chỗ ở nội trú cho toàn bộ học viên trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh Học viện Cảnh sát nhìn từ camera bay ảnh 13

Khu nhà ăn ngăn nắp, sạch sẽ tạo điều kiện đảm bảo sức khỏe cho các học viên.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG