Toạ đàm trực tuyến: Để Bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm sức hút

Toàn cảnh tạo đàm.
Toàn cảnh tạo đàm.
Để bạn đọc hiểu hơn về chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, cũng như đề xuất, gợi ý các giải pháp để loại hình BHXH này thu hút hơn với người lao động phi chính thức, Báo Tiền Phong phối hợp cùng BHXH Việt Nam tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến về BHXH tự nguyện, diễn ra từ 10h ngày 13/11/2020.

Toạ đàm bắt đầu từ 10h00 ngày 13/11/2020, với các khách mời gồm:

- Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ - Thẻ, BHXH Việt Nam.

- Ông Trần Chí Trung, Trưởng ban Dịch vụ Tài chính Bưu điện, Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam.

Nội dung buổi toạ đàm được tường thuật trực tiếp trên báo Tiền Phong điện tử, tại địa chỉ: https://www.tienphong.vn

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP

- Theo ông, vì sao tới nay BHXH tự nguyện chưa đạt số người tham gia như kỳ vọng?

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Tôi thấy Báo Tiền Phong tổ chức toạ đàm ý nghĩa. Tôi hỏi vui, chính sách bảo hiểm xã hội nhiều nhưng kết quả như thế nào. Tôi nghe con số anh Hùng nói về tính theo % rất hay, nhưng tôi thấy chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Về mặt chuyên gia, tôi thấy, ngay khi xây dựng Nghị quyết 20, đưa ra chỉ tiêu 29 triệu lao động có hệ thống an sinh bao phủ (trong đó 26 triệu lao động bảo hiểm bắt buộc và 3 triệu lao động bảo hiểm tự nguyện) là chủ trương về mặt chính trị tốt nhưng khả năng thực hiện còn nhiều điểm phải bàn.

Toạ đàm trực tuyến: Để Bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm sức hút ảnh 1

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Qua 10 năm thực hiện, tôi chưa rõ đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của Nghị quyết như thế nào. Các nguyên nhân khiến bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa đạt kỳ vọng của người dân do 3 yếu tố:

Thứ nhất, hệ thống quy định pháp luật đủ chưa, có sức hấp dẫn hay không. 

Thứ hai, các chính sách so với yêu cầu người dân chưa đáp ứng. Chúng ta đang làm theo cách tính xuôi theo chính sách từ trên xuống nhưng cái này phải do người dân nói, người dân đề xuất. Bên cạnh chúng ta, bảo hiểm thương mại len lỏi phát triển tốt. Trong quá trình thực hiện, khâu tuyên truyền của chúng ta chưa đạt yêu cầu. 

Thứ 3 là ý thức người dân. Một số người dân dù đã có ý thức tham gia bảo hiểm tự nguyện nhưng ảnh hưởng của thu nhập chưa đủ để tích cóp cho cuộc sống sau này.

Ba yếu tố này là một phần nguyên nhân khiến kết quả của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa đạt yêu cầu. Gay gắt hơn, Đảng ra nghị quyết thì phải kiểm điểm trách nhiệm xã hội. Nếu cứ thế này thì rất khó đạt kỳ vọng của người dân. Từ Nghị quyết phải cụ thể hoá thành chính sách thực hiện. Dù mục tiêu đặt ra, giảm tỷ lệ lao động phi chính thức nhưng trên thực tế, khu vực phi chính thức không giảm mà còn tăng. Do đặc thù của thị trường lao động như thế nên phải đưa ra hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp. Tất cả hiện nay đều phải bắt buộc, có ý thức khi có việc làm tích luỹ để có cuộc sống tốt hơn.

Thưa ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Từ nghiên cứu chính sách BHXH tại một số nước trong khu vực và thế giới, theo ông, kinh nghiệm từ các nước về phát triển BHXH tự nguyện ra sao để chúng ta có thể tham khảo và áp dụng khả thi với nước ta?

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

BHXH nói chung và BH tự nguyện nói riêng, Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm các nước nhưng rất khó áp dụng vào Việt Nam. Vì điều kiện kinh tế, xã hội, mặt bằng thu nhập, ý thức của người dân về vấn đề an sinh khác nhau. Nghiên cứu nhiều nhưng để tìm ra mô hình phù hợp với Việt Nam phải bỏ nhiều công sức điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Kinh nghiệm BH tự nguyện, chúng ta học nhiều mô hình của Trung Quốc. Tức là vai trò “bà đỡ” của nhà nước cho chính sách và hướng tới người dân. Nhưng mức hỗ trợ khiêm tốn. Mong muốn nhất của chính sách là khu vực chính thức phải tăng lên, kéo theo bảo hiểm bắt buộc tăng. Không có nước nào, tỷ lệ BHXH phủ 100%, nên cần bảo hiểm tự nguyện.

Toạ đàm trực tuyến: Để Bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm sức hút ảnh 2

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Khi nói tự nguyện, giữa tôi và anh, anh là nhà nước, cơ quan đưa ra chính sách phải cho tôi biết, khi tham gia, tôi được gì, rủi ro ra sao? Quy định đang dừng ở nguyên tắc nhưng người dân thì muốn rõ ràng.

Khi xây dựng chính sách, tôi xuống nghe người dân và người dân mong muốn cụ thể. Hệ thống bảo hiểm của chúng ta kiểu gì cũng phải thành tài khoản cá nhân. Người lao động đóng vào và phải biết rõ như thế nào? Khi đầu tư thì người dân phải biết. Bảo hiểm xã hội ưu việt hơn bảo hiểm thương mại nhưng bảo hiểm thương mại vẫn hút hơn.

Chúng ta phải tiếp tục tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tự nguyện. Tôi chưa yên tâm về chính sách bảo hiểm tự nguyện. Các chính sách, mức đóng, mức hưởng, chính sách hỗ trợ của nhà nước, kể cả bảo lãnh trong đầu tư vừa bảo toàn vốn, đồng tiền phải sinh lời nhiều hơn để hút người tham gia.

Toạ đàm trực tuyến: Để Bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm sức hút ảnh 3

Ông Lê Minh Toản, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong tặng hoa các vị khách mời

MỚI - NÓNG