Vụ mua bán “logo xe vua”

Tòa bất ngờ chuyển khung phạt cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân

Cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân vừa bị Tòa chuyển khung phạt. Ảnh: Tân Châu.
Cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân vừa bị Tòa chuyển khung phạt. Ảnh: Tân Châu.
TP - Liên quan tới phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) TPHCM xét xử vụ mua bán “logo xe vua” vào ngày 14/8 tới đây,TAND TPHCM đã quyết định thay đổi khung hình phạt theo hướng tăng nặng một số bị cáo.

Cựu CSGT bị tăng nặng hình phạt

Theo TAND TPHCM, Tòa đã quyết định thay đổi theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Văn Thới, Trần Quốc Thái (cùng ngụ TPHCM) từ điểm đ, e khoản 2 Điều 346 Bộ luật Hình sự, tội danh “Đưa hối lộ” theo Viện Kiểm sát (VKS) sang khoản 4 Điều 364; với bị cáo Lê Thị Cẩm Vân (ngụ TPHCM) VKS chuyển quy buộc tội từ điểm đ, e khoản 2 Điều 346 Bộ luật Hình sự, tội danh “Đưa hối lộ” sang khoản 3 Điều 364 ; Các bị cáo Huỳnh Tấn Thắng, Nguyễn Văn Phúc, Trần Trọng Nhân, Mai Văn Thái Em, Nguyễn Minh Thiên (cùng ngụ TPHCM), tòa quyết định giữ nguyên khung hình phạt với tội danh “Đưa hối lộ” theo điểm đ, e khoản 2 Điều 364. Đáng lưu ý là cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân (nguyên cán bộ Phòng CSGT, CA tỉnh Đồng Nai) bị Tòa chuyển khung phạt từ khoản 2 Điều 364 tội “Môi giới hối lộ” sang khoản 4 Điều 365.

Ngoài ra, Tòa cũng triệu tập nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; có 6 luật sư bào chữa cho 10 bị cáo. HĐXX có 5 người, gồm thẩm phán Huỳnh Văn Trực (chủ tọa), thẩm phán Phạm Uyên Thy và 3 hội thẩm nhân dân. Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa theo ủy quyền của VKSND tối cao là ông Trương Hùng Cường (kiểm sát viên, VKSND TPHCM).

Xét xử công khai

Cũng theo TAND TPHCM, vụ án này sẽ được xét xử công khai tại trụ sở TAND TPHCM, cáo trạng công tố tại tòa sắp tới cho rằng, từ tháng 1/2014 đến 8/2015, các bị cáo Thới, Vân và các đồng phạm đã cấu kết với một số tài xế, chủ xe tải thường lưu thông trên các tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM góp tiền đưa hối lộ cho thanh tra giao thông (TTGT), cảnh sát giao thông (CSGT) để không bị xử phạt. Thới, Thái tổ chức in logo có số “68” và chữ “Garage Thành Đô”; Vân in logo chữ “xe chở hàng” bán cho chủ xe, tài xế giá  2,5-3 triệu đồng/logo dán làm mật hiệu nhận biết khi bị TTGT, CSGT kiểm tra. Mỗi tháng, Thới lập danh sách các xe mua logo bằng cách ghi biển số các xe vào giấy để theo dõi. Để thuận lợi bán logo và hạn chế rủi ro, Thái còn giúp Thới thuê xe ôm đi canh gác các tuyến đường mà tổ tham mưu đặc biệt của Phòng CSGT CA TPHCM tuần tra kiểm soát sau đó nhắn tin cho Thới và người mua logo biết để né tránh.

Cáo trạng dẫn kết luận điều tra cho rằng, Thới và Thái đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ cho cán bộ CSGT, TTGT các địa phương Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM. Tổng cộng, Thới, Thái và Vân đã đưa hối lộ cho 62 cán bộ CSGT, 18 cán bộ TTGT của 3 địa phương trên. Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của 80 người này nhưng không có người nào thừa nhận đã nhận tiền để không xử phạt các xe quá tải. 

Cáo trạng dẫn kết luận điều tra cho rằng, Thới và Thái đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ cho cán bộ CSGT, TTGT các địa phương Ðồng Nai, Bình Dương, TPHCM.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.